Trang chủ Các tác giả Đăng bởi Lotus

Lotus

1159 Bài viết 0 BÌNH LUẬN

Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái

0
– Vũ Đông Hà

Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng 4, 1975 cái gì mà cộng sản không thể „giải phóng“ được; cái gì vẫn âm thầm nhưng vũ bão giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái gì vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và thù hận; cái gì đã kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc… Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất để tôi trở thành người ngày hôm nay, biết rung động trước hình ảnh của Ngoại già lầm lũi quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà Mẹ, biết man mác buồn mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối một mặt bàn lớp học khắc nhỏ chữ tắt tên người bạn có đôi mắt người Sơn Tây, biết ngậm ngùi trăn trở chỉ vì một tiếng rao hàng đơn độc đêm khuya… Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành một chất keo gắn chặt cuộc đời tôi vào mảnh đất mang tên Việt Nam. Âm Nhạc Miền Nam đã làm tôi là người Việt Nam.
*

Tôi lớn lên theo những con đường đất đỏ bụi mù trời và cây reo buồn muôn thuở. Niềm say mê âm nhạc đơm mầm từ các anh lớn của Thiếu và Kha đoàn Hướng Đạo Việt Nam, trổ hoa theo những khúc hát vang vang của các anh giữa vùng trời Đạt Lý đang vào mùa cà phê hoa trắng nở: „Tôi muốn mọi người biết thương nhau. Không oán ghét không gây hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau. Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu...“ Các bậc đàn anh như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang của Phượng Hoàng đã lót đường nhân ái cho đàn em nhỏ chúng tôi chập chững trở thành người, để biết ngước mặt nhìn đời và „cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi, hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười…“

Những đêm tối, giữa ngọn đồi nhiều đại thụ và cỏ tranh, bên nhau trong ánh lửa cao nguyên chập chờn, chúng tôi cảm nhận được niềm hãnh diện Việt Nam với bước chân của cha ông và bước chân sẽ đi tới của chính mình:

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng. Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm. Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng chân tươi. Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời…“ Và anh Nguyễn Đức Quang, người nhạc sĩ của thị xã đèo heo hút gió đã trở thành thần tượng của chúng tôi. Có những buổi chiều buông trong Rừng Lao Xao bạt ngàn, những đứa bé chúng tôi theo anh ngậm ngùi số phận „Xương sống ta đã oằn xuống, cuộc bon chen cứ đè lên. Người vay nợ áo cơm nào, thành nợ trăm năm còn thiếu. Một ngày một kiếp là bao. Một trăm năm mấy lúc ngọt ngào. Ôi biết đến bao giờ được nói tiếng an vui thật thà.“
Nhưng cũng từ anh đã gieo cho chúng tôi niềm lạc quan tuổi trẻ: „Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt. Hy vọng đã vươn dậy như làn tên...“ Và từ anh, chúng tôi hát cho nhau „Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi. Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới.“
Cô giáo Việt văn của tôi đã mắng yêu tôi – tụi em thuộc nhạc Nguyễn Đức Quang hơn thuộc thơ của Nguyễn Công Trứ!
Nguyễn Công Trứ. Đó là ngôi trường tuổi nhỏ có cây cổ thụ già, bóng mát của tuổi thơ tôi bây giờ đã chết. Tôi nhớ mãi những giờ cuối lớp tại trường, Cô Trâm cho cả lớp đồng ca những bài hát Bạch Đằng Giang, Việt Nam Việt Nam, Về Với Mẹ Cha…
Đứa vỗ tay, đứa đập bàn, đứa dậm chân, chúng tôi nở buồng phổi vang vang lên: „Từ Nam Quan, Cà Mau. Từ non cao rừng sâu. Gặp nhau do non nước xây cầu. Người thanh niên Việt Nam. Quay về với xóm làng. Tiếng reo vui rộn trong lòng…“ 
Nhìn lên lớp học lúc ấy, có những biểu ngữ thủ công nghệ mà cô dạy chúng tôi viết: Tổ quốc trên hết, Ngày nay học tập ngày sau giúp đời, Không thành công cũng thành Nhân… Nhưng đọng lại trong tôi theo năm tháng vẫn là những câu hát „Tình yêu đây là khí giới, Tình thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người…“

Cô giáo của tôi đã ươm mầm Lạc Hồng vào tâm hồn của chúng tôi và cứ thế chúng tôi lớn lên theo dòng suối mát, theo tiếng sóng vỗ bờ, theo tiếng gọi lịch sử của âm nhạc Việt Nam, để trở thành những công dân Việt Nam yêu nước thương nòi và hãnh diện về hành trình dựng nước, giữ nước của Tổ tiên.

Trong cái nôi nhiều âm thanh êm đềm nhưng hùng tráng ấy, trừ những ngày tết Mậu Thân khi tiếng đạn pháo đì đùng từ xa dội về thành phố, cho đến lúc chui xuống gầm giường nghe tiếng AK47 và M16 bắn xối xả trước nhà vào ngày 10 tháng 3, 1975, tuổi thơ tôi được ru hời bởi dòng nhạc trữ tình của miền Nam để làm nên Những Ngày Xưa Thân Ái của chúng tôi.
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai 
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em 
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù 
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em…
Các anh, những người anh miền Nam đã khoác áo chinh nhân lên đường đối diện với tử sinh, làm tròn lý tưởng Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm, đã hy sinh cuộc đời các anh và để lại sau lưng các anh những ngày xưa thân ái cho đàn em chúng tôi. Nhờ vào các anh mà chúng tôi có những năm tháng an lành giữa một đất nước chiến tranh, triền miên khói lửa.

Lần đầu tiên, chiến tranh tưởng như đứng cạnh bên mình là khi chúng tôi xếp hàng cúi đầu đưa tiễn Thầy của chúng tôi, là chồng của cô giáo Việt Văn, một đại úy sĩ quan Dù đã vị quốc vong thân. Cô tôi, mồ côi từ nhỏ, một mình quạnh quẻ, mặc áo dài màu đen, tang trắng, đứng trước mộ huyệt của người chồng còn trẻ. Cô khóc và hát tặng Thầy lần cuối bản nhạc mà Thầy yêu thích lúc còn sống – „Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo… Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa! Trên cõi đời này, trên cõi đời này. Từ nay mãi mãi không thấy nhau...“

Và tôi say mê Mùa Thu Chết từ dạo đó. Trong những cụm hoa thạch thảo đầy lãng mạn ấy có đau thương đẫm nước mắt của Cô tôi. Có hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ nắp quan tài của người Thầy Đại úy Sĩ quan Binh chủng Nhảy Dù vào mùa Hè hầm hập gió Nồm năm ấy.
*
Từ những ngày xa xăm tuổi nhỏ, những người lính VNCH là thần tượng của chúng tôi. Tôi mơ được làm một người lính Dù bởi anh là loài chim quý, là cánh chim trùng khơi vạn lý, là người ra đi từ tổ ấm để không địa danh nào thiếu dấu chân anh, và cuối cùng anh bi hùng ở lại Charlie. Giữa những đau thương chia lìa của chiến tranh, những dòng nhạc của Trần Thiện Thanh đã cho tôi biết thương yêu, kính trọng những người lính không chân dung nhưng rất gần trong lòng chúng tôi. Những“cánh dù ôm gió, một cánh dù ôm kín đời anh“ cũng là những cánh dù ôm ấp lý tưởng đang thành hình trong tâm hồn tuổi nhỏ của chúng tôi.

Nhìn lại quãng thời gian binh lửa ấy, tôi nhận ra mình và các bạn cùng lứa không hề biết rõ Phạm Phú Quốc là ai, chỉ biết và say mê huyền sử của một người được „Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời. Đặt tên cho anh, anh là Quốc. Đặt tên cho anh, anh là Nước. Đặt tên cho Người. Đặt tình yêu Nước vào nôi„, chỉ ước ao một ngày chúng tôi cũng được như anh, cũng sẽ là những „Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ gì!“
Chúng tôi, nhiều đứa núi đồi, rừng rú, chưa bao giờ thấy biển nhưng thèm thuồng màu áo trắng và đại dương xanh thẳm, thuộc lòng câu hát „Tôi thức từng đêm, thơ ấu mà nghe muối pha trong lòng. Mẹ là mẹ trùng dương, gào than từ bãi trước ghềnh sau. 
Tuổi trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi. Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội. Mà lòng thì chưa hề yêu ai“.

Chúng tôi cũng không tìm đọc tiểu sử, cuộc chiến đấu bi hùng của Đại tá Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo, cũng không biết địa danh Charlie nằm ở đâu, nhưng Đại tá Nguyễn Đình Bảo là biểu tượng anh hùng của chúng tôi để chúng tôi thuộc lòng khúc hát „Toumorong, Dakto, Krek, Snoul. Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu. Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình. Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.“ 
Chúng tôi không biết „Phá“ là gì, „Tam Giang“ ở đâu, nhà thơ Tô Thùy Yên là ai, nhưng „Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em ơi, em ơi…“ đã thân thiết chiếm ngự tâm hồn để chúng tôi biết thương những người anh chiến trận đang nhớ người yêu, nhớ những người chị, cô giáo của chúng tôi ngày ngày lo âu, ngóng tin từ mặt trận xa xăm.

Trong cái nôi của những ngày xưa thân ái ấy, từ nơi khung trời đầy mộng mơ của mình chúng tôi chỉ biết đến nỗi niềm của các anh bằng những „Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh, Đời lính quen yêu gian khổ quân hành“.

Giữa mùa xuân pháo đỏ rộn ràng con đường tuổi thơ thì chính âm nhạc nhắc cho những đứa bé chúng tôi biết đó cũng là „ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm, có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm“.
Giữa những sum vầy bình an bên cạnh mai vàng rực rỡ, thì ở xa xăm có những người con rưng rưng nhớ đến Mẹ già và gửi lời tha thiết „bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng mình êm ấm, Mẹ ơi con xuân này vắng nhà…“

Âm nhạc Việt Nam đã gieo vào tâm hồn chúng tôi hình ảnh rất bình thường, rất người, nhưng lòng ái quốc và sự hy sinh của thế hệ đàn anh chúng tôi – những người lính VNCH – thì ngời sáng. Và chúng tôi biết yêu thương, khâm phục, muốn noi gương các anh là cũng từ đó.
*
Sau ngày Thầy hy sinh, chúng tôi gần gũi với Cô giáo Việt Văn của mình hơn. Nhiều đêm thứ bảy, tôi và các bạn ghé nhà thăm Cô. Đó là lúc chúng tôi đến với Một thời để yêu – Một thời để chết. Chúng tôi bắt đầu chạm ngõ tình yêu với những Vũng lầy của chúng ta, Con đường tình ta đi, Bây giờ tháng mấy, Ngày xưa Hoàng Thị, Tình đầu tình cuối, Em hiền như Ma Soeur, Trên đỉnh mùa đông, Trả lại em yêu…

Đó là lúc Cô đọc thơ Chiều trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên cho chúng tôi nghe, giảng cho chúng tôi về tài nghệ „thần sầu“ của Trần Thiện Thanh trong lời nhạc „anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ… ôi niềm nhớ…….. đến bất tận. Em ơi… em ơi!…“ khi diễn tả nỗi nhớ ngút ngàn, và sau đó chú Trần Thiện Thanh Toàn – em ruột của nhạc sĩ Nhật Trường ở Sài Gòn lên thăm Cô, vừa đàn vừa hát.

Những buổi tối này, mình tôi ở lại với Cô tới khuya. Cô đọc thơ và hát nhạc phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, chỉ cho tôi tính lãng đãng của lời nhạc Từ Công Phụng, khắc khoải của Lê Uyên Phương, mượt mà của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, sâu lắng của Vũ Thành An… Và qua âm nhạc, Cô kể tôi nghe chuyện tình của Cô và Thầy. Hai người đến với nhau khởi đi từ bản nhạc mà Cô hát khi Cô còn là nữ sinh Đệ Nhất và Thầy là Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Bản nhạc ấy có những dòng như sau:
Nhưng anh bây giờ anh ở đâu 
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ 
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời.“

Thầy và cô tôi yêu nhau từ sau khúc hát Người Tình Không Chân Dung ấy và „người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này“ cũng là định mệnh Thầy, của cuộc tình bi thương giữa một cô giáo trẻ và người lính VNCH.
Cô tôi sống một mình và qua đời vào năm 2010. Bạn cùng lớp của tôi là Phương lùn, vào một ngày cuối năm, từ Sài Gòn trở về Ban Mê Thuột, xách đàn đến trước mộ Cô và hát lại „Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch Thảo“ để thay mặt những đứa học trò thơ ấu kính tặng hương hồn của Cô. Còn tôi, năm tháng trôi qua nhưng tôi biết rõ trong dòng máu luân lưu và nhịp đập của tim mình vẫn đầy tràn những thương yêu mà Cô đã gieo vào tôi bằng Âm Nhạc Miền Nam.
*
Một buổi tối chúng tôi ngồi hát với nhau. Các bạn từ Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Đà Nẵng, Sài Gòn… nhưng chỉ có mình tôi là sinh ra và lớn lên trước 1975. Các bạn tôi, hay đúng ra là những người em đang cùng đồng hành trên con đường đã chọn, đã thức suốt đêm hát cho nhau nghe. Rất tự nhiên, rất bình thường: toàn là những ca khúc của miền Nam thân yêu.
Đêm hôm ấy, cả một quãng đời của những ngày xưa thân ái trong tôi sống lại.
Sống lại từ giọng hát của những người em sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ độc tài. Các em hát cho tôi nghe về những người lính miền Nam mà các em chưa bao giờ gặp mặt „Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ, anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về…“.

Tôi hát cho các em mình về những ngày tháng mộng mơ trước „giải phóng“ của những „Con đường tuổi măng tre, nắng vàng tươi đẹp đẽ, bóng người dài trên hè, con đường tình ta đi…“ Các em tâm sự về cảm nhận đối với người lính VNCH qua những dòng nhạc êm đềm, đầy tình người giữa tàn khốc của chiến tranh: „Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước lê qua đường phố; tôi lại gặp anh, giờ đây nơi quán nhỏ, tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ“..
Tôi chia sẻ với các em về nỗi ngậm ngùi quá khứ: „Như phai nhạt mờ, đường xanh nho nhỏ, hôm nay tình cờ, đi lại đường xưa đường xưa. Cây xưa còn gầy, nằm phơi dáng đỏ, áo em ngày nọ, phai nhạt mây màu, âm vang thuở nào, bước nhỏ tìm nhau tìm nhau“…
Đêm ấy, khi các bạn nói lên cảm nhận về những mượt mà, êm ả, nhân ái của Âm Nhạc Miền Nam, tôi đã tâm sự với các bạn rằng: Chỉ cần lắng nghe và hát lên những dòng nhạc ấy, các em sẽ hiểu thấu được những mất mát khủng khiếp của con người miền Nam. Những mất mát không chỉ là một cái nhà, một mảnh đất, mà là sự mất mát của cả một đời sống, một thế giới tâm hồn, một đổ vỡ không bao giờ hàn gắn lại được. Khi những mượt mà, nhân ái ấy đã bị thay thế bởi những „Bác cùng chúng cháu hành quân“ và „Tiến về Sài Gòn“ thì các em hiểu được tuổi thanh xuân và cuộc đời của những thế hệ miền Nam đã bị đánh cắp hay ăn cướp như thế nào.
*
Gần 42 năm trôi qua, Âm Nhạc Miền Nam vẫn như dòng suối mát trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt. Chảy từ đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập dòng sông Hồng để tưới mát tâm hồn của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản. Dòng suối trong mát ấy cũng cuốn phăng mọi tuyên truyền xảo trá của chế độ về xã hội, con người miền Nam trước 1975 cũng như về tư cách, phẩm giá, lý tưởng của những người lính VNCH và tình cảm trân quý, yêu thương của người dân miền Nam dành cho họ.

Gần 42 năm trôi qua, trong tuyệt vọng của những kẻ thật sự đã thua trận trong cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, nhà cầm quyền cộng sản đã tìm mọi cách để tiêu diệt Âm Nhạc Miền Nam. Nhưng họ không biết rằng, dòng âm nhạc đó không còn là những bản in bài hát, những CD được sao chép, bán buôn… Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành máu huyết và hơi thở của người dân Việt, bất kể Bắc – Trung hay Nam, bất kể sinh trưởng trước hay sau 1975. Bạo tàn và ngu dốt có thể đem Âm Nhạc Miền Nam vào những danh sách cấm đoán vô tri vô giác, nhưng không bao giờ đem được Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi con người Việt Nam.
Ai giải phóng ai? Hãy hỏi Con Đường Xưa Em Đi và đốt đuốc đi tìm xem Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân đang nằm trong cống rãnh nào trên những con đường Việt Nam!!!

Vũ Đông Hà

Trong hình ảnh có thể có: hoa và thực vật

Sự thật đời tôi-Trung Tướng Trần Văn Minh

0
Để tôi kể bạn nghe về sự thật của tôi. Đó không phải là sự thật về bất cứ sĩ quan hay ông tướng ông tá người Việt nào. Nó không phải là sự thật về một chính khách người Việt nào. Nó chẳng là sự thật về gia đình tôi hay bạn bè tôi.
Nhưng nãy giờ tôi đang nói về sự thật của tôi. Đó là những gì tôi đã thấy và tôi đã tin. Đó là sự thật của tôi. Câu trả lời cho thảm kịch thất trận của miền Nam Việt Nam thật đơn giản. Nó có thể tóm gọn với hai chữ “không đủ”. Chúng tôi không có đủ tiếp liệu trong những tuần cuối cùng của cuộc chiến. Và chúng tôi không có đủ lính. Chỉ có thế. Đó là toàn bộ vấn đề. Không đủ.
Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi.
Vấn đề sinh tử là chúng tôi không còn cơ phận và cũng không có nhiên liệu. Chúng tôi bị thiếu hụt nhiên liệu trong những ngày cuối cuộc chiến. Vì vậy mà chúng tôi không thể cất cánh. Không lực chúng tôi bị nằm ụ dưới đất. Thế mà người Mỹ, có computer với đầy đủ dữ kiện. Họ nói rằng chúng tôi có đủ. Họ cả quyết là chúng tôi có đủ nhiên liệu và đồ phụ tùng. Họ cả quyết trên cơ sở chính trị. Họ không cả quyết trên cơ sở thực tế.

Tất cả những gì chúng tôi cần đến là tiếp vận. Có tiếp liệu mới đánh đấm được. Khi mà hàng tiếp liệu không được chuyển giao, thì tinh thần chiến đấu của sĩ quan và binh lính chúng tôi sẽ xuống thấp. Ai cũng thấy là đồ tiếp liệu đang cạn kiệt. Họ biết chúng tôi sẽ hết sạch. Và khi họ thấy như vậy, họ sẽ biết là chúng tôi đang bị đồng minh thân thiết bỏ rơi. Và rồi họ sẽ mất sạch tinh thần chiến đấu. Tôi chưa bao giờ nghĩ là đồng minh sẽ lừa dối và bỏ rơi chúng tôi. Tôi nghĩ đến Bá Linh và Đại Hàn khi nghĩ đến các giải pháp của người Mỹ. Và tôi thấy người Mỹ đã bảo vệ họ. Tôi nghĩ là chúng tôi, là tiền đồn của thế giới tự do, rồi cũng được bảo vệ như thế. Đại sứ Graham Martin nói đi nói lại là Mỹ sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng tôi. Ổng nói là chúng tôi nên tin như thế.

Những gì đã xảy ra vào phút cuối đã như một vài người Mỹ đã nói trước. Chúng tôi thua trận nhanh hơn Bắc quân có thể thắng. Đúng vậy. Tôi coi sách lược của Tổng Thống Thiệu là bỏ rơi vùng cao nguyên sau khi mất Ban Mê Thuột là một chiến thuật hay. Nhưng nếu chúng ta được tiếp vận hợp lý, thì tinh thần chiến đấu của chúng ta vẫn còn, và chúng ta có thể tái phối trí quân đội để tiếp tục chiến đấu.

Khi Tổng Thống Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng Tư, tôi đã nghĩ đó là dấu hiệu lạc quan. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có những thỏa ước mới, những chế độ mới. Phó Tổng Thống Hương trở thành Tổng Thống. Ông là một nhà giáo lão thành đáng kính. Ông là một người trung thực.

Nhưng rồi ông giao quyền Tổng Thống cho tướng Dương Văn Minh. Một vài người chúng tôi tin rằng tướng Minh có thể đạt được những thỏa ước hòa bình. Nhưng chúng tôi cũng nghĩ tình hình đang diễn ra là một bóng đen hắc ám. Chúng tôi tin rằng người Việt sẽ không còn tự quyết một điều gì. Bất cứ điều gì, chúng tôi tin chắc rằng, phải được quyết định sau bức màn siêu quyền lực. Người Mỹ, người Nga, người Tàu – chúng tôi tin chắc là thế – sẽ quyết định số phận của Việt Nam. Chúng tôi đã chờ đợi ngày này qua ngày khác mới thấy những điều họ đã âm mưu. Chúng tôi nghĩ một phần trong những âm mưu đó là người Mỹ sẽ ngưng cung cấp hàng tiếp liệu cho chúng tôi.

Trong những ngày cuối cùng của VNCH nhiều lần tôi đã có nói chuyện với tướng Nguyễn Cao Kỳ. Và nhiều lần ông đã yêu cầu tôi làm đảo chánh. Ông nói: “Hãy cẩn thận. Người Mỹ đang bảo vệ Tổng Thống Thiệu. Đừng để họ biết kế hoạch của các anh”. Rồi khi tôi gặp ổng vài ngày sau đó, ổng lại yêu cầu tôi: “Khi nào thì anh cầm đầu cuộc đảo chánh? Khi nào thì đảo chánh?”. Tôi nói với ổng là tôi không muốn cầm đầu đảo chánh. Tôi hỏi ông ấy là ông có muốn đảo chánh không? Và ổng nói không, không muốn. Ông nói là ông nghĩ tôi muốn. Ổng quá cẩn thận. Ông muốn tôi cầm đầu đảo chánh để ông trở thành lãnh đạo mới của đất nước. Nhưng điều mà tướng Kỳ không thể nào hiểu được là tôi và binh lính của tôi sẽ không trung thành với ai cả. Chúng tôi chỉ trung thành với Tổ Quốc. Chúng tôi trung thành với Việt Nam, Chúng tôi yêu Việt Nam. Rất nhiều người lính chúng tôi đã chết cho Việt Nam. Họ đã chiến đấu và chết không vì bất cứ ai, mà cho Việt Nam.

Trong một cuốn hồi ký tướng Kỳ nói là tôi đã đến nhà ổng và nói là tôi sẽ trung thành với ổng bằng bất cứ giá nào. Ông nói tôi đã nói với ổng là người của Tòa Đại Sứ Mỹ đang đút tiền cho tôi để thăm dò ông cho Mỹ. Không có điều nào đúng cả. Không hề có ai đưa tiền cho tôi cả – đặc biệt là người của Tòa Đại Sứ Mỹ. Và tôi không hề có chuyện đàm phán nào với tướng Kỳ. Đọc nó rất buồn cười. Tại sao ổng lại bịa ra những điều này trong cuốn hồi ký? Ông moi những chuyện này ở đâu ra vậy? Có thể là ông đang nhắm tới một ai đó chớ không phải tôi. Ông không được bịa chuyện về tôi.

Gần trưa ngày 29 tháng Tư, tôi nhận một cuộc điện gọi từ cơ quan DAO nói rằng sẽ có một cuộc họp giữa Mỹ và các cấp chỉ huy của VNAF. Tôi qua cơ quan DAO với nhiều người nữa. Chúng tôi được đưa vào một gian phòng. Rồi người ta để chúng tôi ngồi đó một lúc lâu. Chúng tôi nghĩ Đại Sứ Martin hoặc tướng Homer Smith (Tùy Viên Quân Sự) hoặc ai đó sẽ thuyết trình một kế hoạch đẩy lui Cộng quân. Nhưng chẳng có ai thuyết trình cả. Không có ai thuyết trình cho tới xế trưa. Sau khi chúng tôi đi vào khu vực cơ quan DAO thì một người lính gác đã tước vũ khí của chúng tôi. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đó. Rồi cuối cùng cũng có một người, mặc đồ sĩ quan, bước vào phòng và nói: “Đã kết thúc rồi, thưa tướng Minh. Một trực thăng đang đợi ngoài kia sẽ đưa ông đi”. Chúng tôi bước ra chiếc trực thăng. Nó đưa chúng tôi bay ra chiếc Blue Ridge ngoài biển Đông.

Một Đại Tá Không Quân Mỹ đang ngồi trên tàu với tôi. Ông ta ngồi kế bên tôi. Ổng khóc suốt chuyến bay. Ổng không nói được. Nhưng ông ấy đã viết gì đó lên một mảnh giấy rồi đưa cho tôi. Tôi đọc: “Thưa tướng quân, tôi rất tiếc”. Tôi vẫn còn giữ mảnh giấy đó cho tới ngày hôm nay. Tôi sẽ giữ mảnh giấy đó suốt đời. Tôi sẽ luôn nhớ tới chuyến bay buồn thảm ra chiến hạm Blue Ridge.

Đối với những người theo đạo Phật như chúng tôi, chúng tôi tin rằng thượng đế đã an bài mọi sự. Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời này bởi vì kiếp trước chúng tôi đã tạo nhiều ác nghiệp. Tôi tin rằng trong cái kiếp trước mà tôi không nhớ nổi chắc là tôi đã phạm nhiều điều sai quấy. Đó là lý do tại sao chuyện ác lai này lại báo ứng với tôi và với quê hương tôi. Đôi khi chúng ta có thể cưỡng lại số phận nếu chúng ta hành thiện và chỉ làm những điều lương tâm sai bảo. Đó là những gì tôi đang cố tu thân. Tôi phải cố tu thân và làm những gì hợp với lương tâm.

Nhưng từ khi đất nước tôi sụp đổ, tâm hồn tôi đã hóa ra tan nát. Trong 20 năm qua thâm tâm tôi đã cảm thấy trĩu nặng nỗi buồn đau và trống vắng. Nó vẫn không phai đi. Tôi cảm thấy nó hằng ngày. Không một ngày nào trôi qua trong đời mà tôi không nhớ về ViệtNam.

Trung Tướng Trần Văn Minh

Nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị phá sản

0
Nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị phá sản
baomai.blogspot.com
Quận Cam, Thứ 5, ngày 1 tháng 11 năm 2018,
Kính gửi:
Giáo sư Phó Khoa trưởng Luật khoa Đại học Harvard,
Giáo sư Khoa trưởng Luật khoa Đại học Hamline, Saint Paul, Minnesota.
Kính thưa giáo sư,
baomai.blogspot.com
Bữa trước, nhân Ngày Đau Thương của Hoa Kỳ (September 11), tôi đem tâm tình của một người Mỹ gốc Việt bị mất quê hương để nói chuyện nước nhà với vị giáo sư người Mỹ có vợ Việt Nam, nói tiếng Việt rất giỏi. rất hiểu tình hình chính trị, văn hóa Việt Nam và đặc biệt rất yêu đất nước Việt Nam. Tôi đã dùng chữ “Anh” để gọi giáo sư cho thân mật.
Hôm nay, nhân ngày 1 tháng 11, ngày đánh dấu nền Đệ Nhất Cộng Hòa bị chính quyền của Tổng thống John Kennedy bức tử vào năm 1963, tôi viết thư này cho giáo sư với tư cách là một người Mỹ gốc Việt quan tâm đến tương lai của Hoa Kỳ.
Người ta thường nói: “Nhân dân nào, Chính quyền đó”. Tôi cho rằng không đúng. Phải nói “Trí thức nào, Chính quyền đó” thì mới đúng. Bởi vì sự thông minh của mỗi người là do Trời ban cho, nên mới có chữ Thiên Phú. Thông minh khiến cho người được thừa hưởng từ Trời mà có tâm chân chính, trí sáng suốt và lòng can đảm thì trở thành người trí thức dẫn dắt nhân dân. Vì tổ tông Việt trên bước đường mở mang bờ cõi đã tiêu diệt dân tộc khác, nên con cháu bị lãnh hậu quả “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Trong một bài viết, tôi đề cập đến câu chuyện của giáo sư Lê Tuyên kể rằng một vị linh mục ở Tây Ban Nha bảo cho biết nước Việt Nam từ lâu đã bị xâm chiếm bởi những oan hồn trở lại trần thế để báo thù. Những oan hồn đó chính là dân tộc Chàm bị diệt chủng!
Những người Việt mệnh danh giải phóng dân tộc, giành độc lập, nhưng đã rước về một tôn giáo của Quỷ với chủ trương tiêu diệt nền tảng gia đình, tôn giáo và tổ quốc. Loài quỷ đó là cộng sản, có khả năng mê hoặc khiến cho những nhà trí thức giống như bị thôi miên, nhắm mắt tôn thờ quỷ sứ mà Tố Hữu đã hô hào toàn dân:
baomai.blogspot.com
Giáo sư thử nghĩ xem: Nhân dân đang thờ Tổ Tiên, thờ Phật, thờ Chúa… bỗng nhiên bọn Viêt cộng bắt phải đạp bỏ tất cả để chỉ thờ những tên sát nhân, thế mà trí thức ùn ùn đi theo, thì có phải trí thức đã bị quỷ ám hay không? Dân ngu trông thấy trí thức (!) theo thì mình cũng theo; chứ còn chờ đợi gì nữa? Thế là cả nước lần lượt “hân hoan” đi vào … địa ngục Cộng sản!
Thân sinh triết gia Trần Đức Thảo đã than thở: “Nếu trước kia tôi cho anh học nghề thợ mộc, thợ nề thì ngày nay cái thân anh đỡ khổ, cái thân tôi đỡ khổ và cái dân tộc này cũng đỡ khổ”. Câu than thở đó là đủ cho ta thấy người Việt Nam bị quỷ ám, nên càng học thì càng ngu; càng có bằng cấp to thì càng đần. Và cũng vì bị quỷ ám, toàn dân trở nên phản bội nhau, khiến cho họ không nhìn thấy hiểm họa chết người ngay trước mắt.
Trong thư trước, tôi có nói trình độ kiến thức của tôi không đáng là học trò của những nhà thông thái Hoa Kỳ, nhưng tôi có cái nhìn xa hơn họ về tương lai của xứ sở, vì tôi có kinh nghiệm của kẻ mất nước. Các bậc tiền bối dạy: “Biết mà không nói là bất nhân; nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Vì vậy mà tôi phải nói và những điều tôi sắp sửa nói sẽ làm cho các nhà thông thái bị chạm tự ái, nhưng thuốc đắng mới dã tật!
Trong dân gian Việt Nam có câu nói được truyền tụng khá phổ biến. Đó là: “Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” (Without seeing a coffin, nobody ever shed tears”.
Theo sự quan sát và sự nghiền ngẫm của tôi, tôi nhận thấy trí thức Hoa Kỳ cũng đang bị quỷ ám như Việt Nam. Nếu không, tại sao bỗng dưng đảng Dân Chủ lại nỗ lực đẩy nền chính trị Mỹ vào con đường Xã Hội Chủ Nghĩa tồi bại, dơ bẩn bậc nhất mà nhân loại đã lên án và ném nó vào thùng rác lịch sử?
Tôi xin dẫn chứng tại sao Hoa Kỳ bị quỷ ám: Nước Mỹ là quốc gia được dựng lên bởi những người có đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu Thế Jesus Christ. “In God We Trust” là lời tâm nguyện người dân không được phép xa rời những điều trong Thánh Kinh dạy.
Sở dĩ nền dân chủ của Mỹ xứng đáng cho nhiều quốc gia noi theo, vì bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp được các vị tiền bối Jonh Adam và Thomas Jefferson viết ra là dựa vào tín điều trong Thánh Kinh mà ai nấy đều tuân thủ. Do đó, từ khi lập quốc, nước Mỹ chưa hề có cuộc đảo chánh nào. Không hề có Đệ nhất Cộng Hòa, Đệ nhị Cộng Hòa, Đệ tam Cộng Hòa … như nhiều nước khác.
baomai.blogspot.com
Thế nhưng, những nhà chính trị trong đảng Dân Chủ, tự cho mình thuộc thành phần cấp tiến, ủng hộ cách sống phóng túng (liberal), phá thai, đồng tính luyến ái, ma túy và chứa chấp tội phạm giết người … (sanctuary city) là những điều đi ngược lại tín lý Thiên Chúa. Tôi tự hỏi: “Tại sao cuộc khủng bố của những tên Hồi giáo quá khích lại xảy ra vào tháng 9 ngày 11? Tại sao nó không xảy ra vào một ngày nào khác, mà lại là Tháng 9 Ngày 11? Con số 911 người Mỹ dùng để kêu cứu trong trường hợp nguy cấp. Phải chăng đây là tín hiệu được Thiên Chúa cảnh cáo nhân dân Hoa Kỳ?”
Nhưng dường như những nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà lãnh đạo chính trị không nghĩ đó là sự cảnh cáo. Cách sống (life style) càng hướng về phía phóng túng hơn, được những tài tử Hollywood sa đọa tung tiền ủng hộ những ứng cử viên có xu hướng phóng túng.
Nếu tin rằng “một sợi tóc rơi cũng là ý Chúa”, thì ông Barack Hussein Obama, một tín đồ Hồi giáo (Anti Christ) trở lại đạo tại nhà thờ Trinity mà vị mục sư (Jeremiah Wright) luôn mồm gào thét “God Damn America” lên làm Tổng thống của một nước vừa mới bị quân khủng bố Hồi giáo gây kinh hoàng, cai trị một đất nước “In God We Trust”, phải chăng đấy là một sự cảnh cáo thứ hai?
Tôi biết có một số người nghĩ như tôi, nhưng họ ngại nói ra. Tôi dám nói, bởi vì tôi tin sự quả báo là có thật! Chẳng hạn, Tổng thống John Kennedy ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm, thì sau đó không bao lâu anh em nhà Kennedy cũng bị giết!
Sau khi đắc cử Tổng thống, ông Barack Obama mới đưa chữ “Hussein” vào tên lót (middle name) của mình. Ông Obama chỉ là “community leader” may mắn đắc cử Thượng Nghị sĩ của Tiểu bang Illinois, vì ứng cử viên Cộng Hòa, Jack Ryan, đang dẫn đầu, phải rút lui vì bị báo chí tố giác scandale.. Nói về kinh nghiệm chính trường, Obama chưa hề có một thành tích gì đáng kể trước khi được bầu làm Tổng thống..
Nước Mỹ đã mất rất nhiều nhân lực, tài lực, vật lực để đánh bại cộng sản. Nay nhân dân Mỹ chọn một nhân vật có tư tưởng cộng sản và Hồi giáo chống Chúa (Anti Christ), thì có phải đó là một sự nghiêm trị của Chúa hay không?
baomai.blogspot.com
Trong 8 năm làm Tổng thống, ông Obama đã nâng số nợ công từ 10 ngàn tỉ lên 20 ngàn tỉ đô la, bằng tổng số nợ của tất cả các đời Tổng thống gộp lại. Obama đào sâu sự chia rẽ chủng tộc với khẩu hiệu “Black Life Matters”, cúi rạp mình xin lỗi các Quốc vương Hồi giáo ở Trung Đông và Hoàng đế Nhật Bản. Lãnh đạo nước Mỹ bị khinh khi đến độ Tập Cận Bình buộc xuống máy bay đàng sau đuôi, mà cũng lủi thủi vâng lời; chứ không dám phản ứng. Obama cấm không được dùng chữ “Islam Terrorist” và “Merry Xmas” trong dịp lễ Giáng sinh. Obamacare còn ra luật buộc các bệnh viện Công giáo không được từ chối người phụ nữ đến yêu cầu được phá thai … Theo thống kê, mỗi năm có vào khoảng 600 ngàn thai nhi bị giết chết bằng tiền thuế của người dân.
Đảng Dân chủ ngày nay không còn là đảng Dân Chủ của thời Ted Roosevelt, Truman và Kennedy nữa. Đảng Dân chủ dùng tất cả các thủ đoạn y hệt Cộng sản như vu khống, chụp mũ, bôi nhọ … đối phương để giành quyền lực về tay mình đúng với phương châm cộng sản “Cứu cánh biện minh phương tiện”. Chưa bao giờ trong chính quyền Mỹ mà có hiện tượng Bộ Tư pháp, FBI, CIA, NSA biến thành công cụ cho một đảng. Nguyên tắc “If you cannot beat them, join them” không còn được áp dụng nữa! Từ ngày ông Donald J. Trump đắc cử, người ta chỉ thấy đảng Dân chủ tìm đủ mọi cách để phá hoại; chứ không hề thấy họ có một kế sách nào để góp sức làm cho dân giàu, nước mạnh.
baomai.blogspot.com
Trong vụ Ủy ban Tư pháp Thượng Viện chuẩn nhận Chánh án Brett Cavanaugh vào Tối cao Pháp viện, người ta nhận rõ hành động tồi bại của các Nghị sĩ Dân chủ dàn dựng người làm chứng gian – Tiến sĩ Christine Blassey Ford – tố giác ông Cavanaugh xâm phạm tình dục một cách hết sức bỉ ổi.. Luật pháp Hoa Kỳ chỉ xem một người có tội khi Tòa Án có đầy đủ chứng cớ rõ ràng. Nay các nhà làm luật của đảng Dân Chủ bất chấp nguyên tắc đó, tôi xin hỏi giáo sư: nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị phá sản, đúng không?
Mới đây bà Tiến sĩ Christine Blassey Ford thú nhận với cơ quan điều tra rằng bà chưa hề gặp ông tòa Brett Cavanaugh. Bà bị xúi giục và muốn nổi tiếng !!!
Vì ám sát là phạm pháp, đảng Dân chủ dùng cái gọi là “Character Assassination” để truất phế Tổng thống mà người ta gọi là “Coup d’Etat” (Đảo chánh). Những thành quả Tổng thống Trump mang lại cho nước Mỹ quá rõ ràng; nhưng đảng Dân chủ không đủ lương thiện để nhìn nhận. Đảng Dân Chủ chỉ biết chống với chống và cản trở lịch trình mà Tổng thống đã cam kết với cử tri mà thôi. Bọn báo chí mệnh danh “mainstream” thì không còn giữ đạo đức nghề nghiệp “Fair – Balance – Accuracy”, chỉ đăng tin một chiều và phịa tin láo để hạ nhục ông Donald Trump, một vị Tổng thống đã tạo được rất nhiều thành tích trong gần hai năm cầm quyền mà mọi người đều trông thấy. Phong trào Walk Away bỏ đang Dân Chủ tổ chức rầm rộ ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn ước lượng có hơn 5 ngàn người tham dự. Nhiều nghệ sĩ Da Đen tố giác đảng Dân Chủ chỉ lợi dụng sắc tộc để giành quyền, chứ không hề có mục đích nâng cao cuộc sống của họ. Báo chí, truyền hình phe tả làm như không hề có sự kiện đó xảy ra.
Kẻ thù cực kỳ nguy hiểm trước mắt của nước Mỹ cần phải đối phó là Trung Cộng; chứ không phải Donald Trump. Đảng Dân Chủ hăm dọa nếu họ chiếm đa số ở lưỡng viện Quốc Hội thì sẽ hạch tội để truất phế Tổng thống, Tôi không tin đảng Dân Chủ đạt được giấc mơ đó; bởi vì tôi hy vọng nhân dân Hoa Kỳ đã sáng mắt, khi chứng kiến những trò bẩn thỉu của đảng Dân Chủ.
baomai.blogspot.com
Không cần đợi tới lúc Giám đốc FBI, Christopher Wray, nói gián điệp Trung Cộng đủ mọi ngành đang hoạt động khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ, tôi cũng biết điều đó trước rồi. Vì là người từng có kinh nghiệm đối đầu với Việt Cộng, tôi rất hiểu chủ trương xâm nhập, chui sâu trèo cao, thì cộng sản Việt hay Tàu đều giống nhau. Do đó, trong nhiều bài viết tôi đã nhiều lần đề cập “Đạo quân Thứ năm” (The Fifth Column) của Trung Cộng.
Tôi có cảm tưởng các chính trị gia đảng Dân Chủ và bọn truyền thông tả khuynh đều được Trung Cộng rải tiền (rất lớn) ra mua chuộc, nên họ bất chấp sự tồn tại của nền tự do, dân chủ nước Mỹ. Tôi còn nghĩ rằng những từ ngữ “liberal” hay “Extreme Left” là để che giấu hai chữ “Cộng Sản”, giống như Việt Cộng có thời kỳ gọi đảng của chúng là đảng Lao Động để che mắt mật thám Thực dân Pháp. Phương thức hành động của đảng Dân Chủ hoàn toàn rập khuôn theo cái thói lưu manh của Việt Cộng, nếu không ai phản kháng, ngăn chặn thì nước Mỹ sẽ tiêu vong.
Chẳng hạn, Việt Cộng gọi quân cán chính VNCH là ngụy quân, ngụy quyền; trong khi chính Việt Cộng là bọn ngụy. Cũng như dân biểu Maxime Watters hô hào dân chúng tấn công người nào làm việc cho Tổng thống Trump ở nơi buôn bán, trạm xăng, tiệm ăn… và cựu Bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder dưới thời Obama thì kêu gọi “When they go low, we kick them”. Thế nhưng, đảng Dân Chủ và truyền thông thiên tả lại cáo buộc ngôn ngữ của Trump kích động bạo lực nên mới xảy ra vụ thảm sát tại nhà thờ Do Thái ở Pennsylvania! Còn Chuck Schumer khóc sướt mướt khi ông Trump ký sắc lệnh tạm thời ngưng cho dân các nước Hồi giáo Trung Đông vào đất Mỹ mà trước đó, năm 2009, Schumer đòi nghiêm khắc trừng trị người nhập cư bất hợp pháp! Bà Hillary Clinton thì vận động phục hồi nền văn minh (civility) của xã hội Mỹ mà không hề lên tiếng về vụ sinh viên khuynh tả ở Đại học California Berkeley đốt phá cơ sở vật chất, vì nhà trường mời một diễn giả bảo thủ đến nói chuyện! Obama thì giành lấy thành quả kinh tế tăng trưởng của Trump là do anh ta mang lại.
Xin hỏi giáo sư, mai đây đảng Dân Chủ lên cầm quyền, mà thành phần lãnh đạo thì điêu ngoa, tai ngược, không biết xấu hổ và báo chí thì bất lương, rồi nước Mỹ đi về đâu?
Thưa giáo sư Stephen Young,
baomai.blogspot.com
Tiến sĩ Paul Krugman, người được giải Nobel về kinh tế, viết trên tờ New York Times rằng nếu Donald Trump đắc cử Tổng thống thì thị trường chứng khoán Mỹ sẽ sụp (crashed) và lạm phát sẽ tăng cao. Lời đe dọa đó, tôi nghi, ông Tiến sĩ Krugman được Trung Cộng đút rất nhiều tiền nhằm đánh đổ ông Trump và giành phiếu cho bà Hillary. Nay ông Trump làm cho kinh tế nước Mỹ đi lên, nạn thất nghiệp giảm, tại sao Tiến sĩ Paul Krugman không có một lời xin lỗi vì sự dự đoán sai của mình.
Tôi xin nhờ giáo sư nói cho những nhà trí thức Mỹ biết rằng người Tàu là vua hối lộ. Đừng vì đồng tiền mà phản lại các cha đẻ nền dân chủ Hoa Kỳ!
Trước năm 1975, tôi vốn khinh bỉ bọn trí thức ở với VNCH, mà lại đi theo Việt Cộng. Ngày nay tôi cũng khinh bỉ những trí thức Hoa Kỳ thiếu lòng tự trọng như ông Tiến sĩ Paul Krugman. Một ứng cử viên Tổng thống như Hillary Clinton vi phạm nền an ninh quốc gia, nói dối như ranh, xóa hơn 30 ngàn email và đập bỏ tất cả dụng cụ điện tử, mà được 10 trường Đại học danh tiếng nước Mỹ “endorsed” thì tôi thấy trí thức Mỹ cũng bị quỷ ám, giống như trí thức Việt Nam.
Phải chi những đại trí thức của Mỹ (tức là của thế giới) khi thấy những thành quả mà Tổng thống Donald Trump mang lại cho nước Mỹ, ít nhất họ phải có một lời khen tặng và công khai tố giác với quốc dân những hành vị phá hoại của đảng Dân Chủ, mới đúng.
baomai.blogspot..com
Chiến lược của cộng sản là trường kỳ mai phục. Bọn trí thức Mỹ thân Cộng đã có từ lâu. Khi Tổng thống Reagan, năm 1983, gọi Liên Xô là Đế quốc Ma Quỷ (Evil Empire) thì bọn trí thức tả khuynh vội lớn tiếng yêu cầu Tổng thống Reagan phải xin lỗi Liên Xô! Các trường Đại học danh tiếng của Mỹ đều có xu hướng “Liberal” là có dụng tâm nhồi sọ tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào đầu óc tuổi trẻ chưa có kinh nghiệm cộng sản,. Các bậc phụ huynh Việt Nam tị nạn cộng sản, vì bận lo làm ăn nuôi con hoặc vì không đủ tiếng Anh để giảng giải cho con cái về tội ác của cộng sản, rất buồn phiền vì con cái của mình ủng hộ bà Hillary.
Tôi có thể nói mà không sợ sai lầm rằng lãnh đạo đảng Dân Chủ, trí thức khuynh tả, truyền thông “mainstream” đều là những phần tử đạo đức giả.
Họ tỏ ra thương xót đoàn người di dân Nam Mỹ thì tại sao họ không yêu cầu Clinton Foundation, tỳ phú George Soros bỏ tiền ra bảo đảm an ninh, nhà ở, y tế, thực phẩm, việc làm cho di dân? Nếu con cái hay thân nhân bọn đạo đức giả này bị những di dân phạm pháp, băng đảng giết thì họ có ủng hộ hay không? Chắc chắn đoàn di dân đó là lực lượng tấn công Hoa Kỳ do thế lực Ma Quỷ thúc đẩy, xúi giục, vì họ vừa đi vừa đốt cờ Mỹ và đả đạo Donald Trump!
Là người Chống Cộng triệt để, tôi ủng hộ Tổng thống Donald J. Trump, vì ông nhìn thấy âm mưu của cộng sản như tôi nhìn thấy. Đó là một chế độ tàn ác, quỷ quyệt, nghèo đói, phản tiến bộ, biến người dân thành súc vật. Nếu đảng Dân Chủ phá hoại Tổng thống Trump để đoạt quyền hành cai trị xứ sở này, mà trí thức ủng hộ hoặc im lặng, thì tôi bảo đảm danh hiệu nước này sẽ là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Hoa Kỳ, tự thân làm đàn em hoặc chư hầu của Trung Cộng, giống như Việt Cộng ngày nay.
Xin giáo sư đừng cho rằng tôi bi quan. Tôi là một Phật tử, thờ Phật ở nhà. Nhưng tôi tin bàn tay của Chúa đã dựng lên đất nước này, thì Chúa cũng có thể hủy diệt đất nước này, nếu đám con cái Chúa phản lại giáo huấn của Ngài, ngã theo con đường sa đọa.
baomai.blogspot.com
Bắt chước Tổng thống Reagan, tôi cũng khẳng định rằng Trung Cộng là Đế quốc Ma Quỷ. Cho nên, tôi rất tâm đắc về việc Tổng thống Donald Trump mớm lời cho vị nữ Tổng thống Đài Loan – Thái Anh Văn – nói lên chỗ yếu của Trung Cộng là đập thủy điện Tam Hiệp. Đó là cách ông Trump mượn bà Thái Anh Văn cảnh cáo Trung Cộng để tránh phe Dân Chủ và truyền thông thổ ta cáo buộc ông hiếu chiến. Nếu Trung Cộng vẫn chủ trương bành trướng, quyết tâm hạ bệ Hoa Kỳ, không chịu chung sống hòa bình trong Cộng đồng Nhân loại thì không khó khăn gì để bị Hoa Kỳ và thế giới xóa sổ.
Giáo sư đã dày công vận động dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, nhưng không thành công, vì bọn cầm quyền Việt Cộng là bè lũ bán nước. Chừng nào chế độ độc tài man rợ Trung Cộng bị sụp đổ vì đòn kinh tế của Tổng thống Donald Trump, lúc đó toàn dân Việt Nam sẽ tống cổ tập đoàn Việt Cộng xuống địa ngục. Bởi vì lúc này Trung Cộng đang cai trị Việt Nam thì dân chúng khó lòng đứng lên.
Tuy là một đệ tử Phật, nhưng hằng đêm tôi cầu nguyện Thiên Chúa rũ lòng thương xót để khai hóa đầu óc ngu muội của lãnh đạo đảng Dân Chủ và trí thức khuynh tả, để không những cứu nước Mỹ, mà cứu cả thế giới này. Cộng sản là quỷ, xin Chúa hãy trừng trị chúng!
Kính chúc giáo sư và gia quyến bình an, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc.
Bằng Phong Đặng văn Âu

TT.Trump đưa gương Trưng Vương

0

TT.TRUMP ĐƯA GƯƠNG TRƯNG VƯƠNG:

DÂN NỔI DẬY DIỆT KẺ BÁN NƯỚC

& DÀNH ĐỘC LẬP

 Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.11.2017

Hai Bà Trưng là dân chứ không phải người đang nắm quyền. Hai Bà đứng lên nghĩa là Dân NỔI DẬY. Chệt tràn lan trên lãnh thổ và Lãnh hải VN hiện nay. Người Tầu sang Việt Nam đi ngông nghênh như trên đất đai của họ. Tình trạng này là do đám CSVN ăn hối lộ mà bán nước. Đám này hành sử với dân VN giống Thái thú của Tầu. Đưa gương của Hai Bà Trưng ra tức kêu gọi Dân NỔI DẬY diệt đám Thái thú và đuổi Tầu,dành lại Độc Lập cho Dân tộc Việt vậy.


=====èTT.TRUMP NHẮC LỊCH SỬ NỔI DẬY HAI BÀ TRƯNG

Một đoạn ý nghĩa nhất trong bài phát biểu của Tổng Thống Donald Trump tại APEC 2017 Đà nẵng Việt Nam

Gepostet von Quoc Huy Truong am Samstag, 11. November 2017

LỊCH SỬ HAI BÀ TRƯNG NỔI DẬY

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.11.2017

Tổ Tiên chúng ta thuộc giòng Lạc Việt đã sống khắp Hoa lục hiện nay và đã biết định cư sống về Nông nghiệp. Đế Minh, cháu ba đời Vua Thần Nông, thuộc họ Hồng Bàng, phong cho con thứ là Lộc Tục làm Vua một nước riêng biệt mang tên là Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 trước Kỷ nguyên. Đây là tên nước đầu tiên của chúng ta. Nước Xích Quỷ chiếm cứ một lãnh vực rất rộng lớn: nam giáp với Chiêm Thành, bắc giáp Tứ Xuyên, đông giáp bể Nam Hải.

Sùng Lãm là con Vua Lộc Tục truyền ngôi cho con trưởng là Lạc Long Quân, xưng là Hùng Vương và lấy tên nước là Văn Lang. Các Vua Hùng tiếp nối trị vì nước Văn Lang  rất lâu cho đến mãi năm 258 trước Kỷ nguyên.

Chính năm 258 này, Thục Phán chiếm nước Văn Lang và đổi tên nước là Âu Lạc.

50 năm sau, tức là năm 208 trước Kỷ nguyên, Triêu Đà đánh lấy Au Lạc và đổi tên nước là Nam Việt gồm những đất Quảng Đông, Quản Tây và Bắc Việt hiện nay.

NHÀ HÁN ĐÔ HỘ NƯỚC TA

Vua nước Nam Việt là Triệu Dương Vương. Năm 111 trước Kỷ nguyên, nhà Hán cho quân sang đánh Triệu Dương Vương, lấy nước Nam Việt và đổi nước ta thành một bộ gọi là GIAO CHỈ BỘ dưới quyền cai trị của Hán triều.

Giao Chỉ bộ được chia thành 9 Quận. Mỗi Quận có quan Thái thú và quan Thứ sử do Hán triều chỉ định để cai trị những Quận của nước chúng ta. Nước của chúng ta bị thu gọn vào có 3 Quận là Giao chỉ, Cửu chân và Nhật nam. Quan Thái thú của Tầu chọn người bản xứ làm Lạc hầu và Lạc tướng để trực tiếp cai quản dân Việt bản xứ.

Chính trong Chế độ bảo hộ này của Hán triều mà HAI BÀ TRƯNG đã nổi dậy, phất cờ khởi nghĩa đòi lại độc lập cho xứ sở.

NGUYÊN NHÂN CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG

Nguyên nhân tổng quát: Cai trị hà khắc của Hán triều

Năm 34 sau Kỷ nguyên, Vua Quang Vũ nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm quan Thái thú Quận Giao Chỉ. Tô Định áp dụng chính sách cai trị tàn ác, lấy giết lát và tù đầy làm phương tiện trị dân bản xứ. Các Lạc Hầu, Lạc Tướng, người bản xứ, tất nhiên phải bênh đỡ dân mình, nên cũng cùng chung số phận bị tù đầy đàn áp và giết lát. Chó những Lạc tướng, Lạc hầu không sợ hãi, đã thẳng thắn lên tiếng công khai bênh đỡ dân.

Nguyên nhân trực tiếp: Lạc tướng Thi Sách bị giết

Năm 40 sau Kỷ nguyên, Thi Sách, chồng Bà TRƯNG TRẮC, làm Lạc tướng Quận Châu Diên (thuộc Tỉnh Vĩnh Yên ngày nay). Thi Sách phải chứng kiến chính sách cai trị quá độc ác của Quan Thái thú Tô Định. Ông không thể ngồi yên thấy dân bản xứ của mình bị bóc lột, bị giết lát, nên Ông đã khẳng khái viết lên cho Thái thú Tô định một Kháng Thư vớ nội dung như sau :

“… Phương Nam tuy nhỏ mọn, nhưng toàn thể sinh linh ở đây đều là con đỏ của Triều đình cả, kẻ đi tuyên dương đức hóa cốt phải lấy việc yêu dân làm gốc. Ông (Tô Định) làm việc chính trị mà lại bắt tội người nói thẳng cùng người bầy mưu hay, trái lại đi thưởng công cho kẻ xu nịnh bợ đỡ, để cho đứa hầu gái nhúng tay vào chính sự, cho đứa nịnh thần chuyên quyền… Nếu không sửa đổi làm theo rộng rãi thì sẽ nguy vong đến nơi !”

Vì Kháng Thư hết sức chân chính và khẳng khái này, mà Tô Định đã giết Lạc tướng Thi Sách, chồng Bà TRƯNG TRẮC.

Bà TRƯNG TRẮC, một đàng vì nợ nước muốn khôi phục Nhà Hồng Bàng, một đàng cái chết oan uổng của chồng mình là Thi Sách, nên đã đứng ra lãnh đạo toàn dân đang uất ức NỔI DẬY đánh đuổi đám quân Hán cai trị.

DIỄN TIẾN CUỘC NỔI DÂY DÙNG VÕ LỰC ĐUỔI ĐƯỢC QUÂN HÁN

Các tướng cùng hợp tác NỔI DẬY với HAI BÀ TRƯNG

Theo Hai Bà để nổi dậy, có những Tướng sau đây:

* BÁT BÀN Công Chúa: Bà là vợ của Lạc Tướng Trương Quán. Trương Quán cũng bị Quan Thái Thú Tô Định giết

* Tướng ĐÔ LƯƠNG: Tướng Đô Lương trước đây là Tùy tướng của chồng Bà Trưng Trắc, cũng là người thuộc Châu Diên

* HOÀNG THIẾU HOA: Đã đi tu, nhưng trước cảnh dân chúng bị hà hiếp dưới ách đô hộ, Bà đã hoàn tục, theo Hai Bà Trưng, xông pha trận địa

* Nữ tướng LÊ CHÂN: Cha của Bà cũng bị Tô Định giết chết, nên Bà theo Hai Bà Trưng cùng nổi dậy

* MÃN THIÊN Hoàng Hậu: Bà có tên húy là TRẦN THỊ ĐOAN, cháu ngoại của Vua Hùng Vương và là Mẹ của Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bà cũng theo hai con gái xông pha trận địa.

* THÁNH THIÊN Công Chúa: Bà là con gái Ông Nguyễn Huyến, cưụ thần nhà Triệu. Bà là một kiện tướng vùng vẫy phương Bắc.

Những lời thề cho cuộc khởi nghĩa

Bà Trưng Trắc và Bà Trưng Nhị là hai Chị Em sinh đôi, quán tại xã Cổ Lai, đất Mê Linh, Quận Phong Châu (nay thuộc làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, Tỉnh Phúc Yên). Bà Trần Thị Đoan, mẹ của Hai Bà Trưng Trắc& Trưng Nhị, là cháu ngoại của Vua Hùng Vương, nên hai  con là dòng ngoại của Vua Hùng.

Khởi đầu Hai Bà Trưng kén chọn trong 5 Họ ở những Làng, Ấp thuộc Quận được 27 Nữ Dũng, thanh thế của Hai Bà mỗi ngày mỗi lan rộng. Các hào kiệt và quân sĩ tìm đến tình nguyện theo Hai Bà để diệt ngoại xâm, cứu nước.

Ngày mùng 6 tháng giêng, năm Tân Sửu (năm 41 sau Kỷ nguyên), Lễ Xuất Quân được long trọng cử hành với những LỜI THỀ sau đây:

(1)   Thề khôi phục nghiệp lớn cho họ Hồng Bàng

(2)   Thề trả thù cho Thi Sách

(3)   Thê giết kỳ được Thái thú Tô Định

(Theo Nguyễn Tế Mỹ: HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHĨA, Hà Nội 1944)

Xuất quân và những chiến thắng thần tốc

Sau khi thao diễn quân sĩ ở Bãi Trường Sa bên sông Bạch Hạc (Vĩnh Yên), Hai Bà tiến quân trực chỉ thành Liên Châu, thủ phủ đô hộ của Tô Định. Tô Định chống cự không nổi trước sức mạnh của Lực lượng Hai Bà, đã cùng thuộc hạ cuốn gói tìm đường lủi trốn về Tầu.

Chiến thắng thần tốc của Hai Bà vào chính Thủ phủ đô hộ, đã vang dội đến các Châu, Quận khác. Anh hùng hào kiệt, vốn đã hận với ngoại xâm tại các nơi, tự động kéo về nhập với làn sóng NỔI DẬY của Hai Bà để dành lại độc lập cho Đất nước:

* Quân của Bát Nàn Công chúa từ Duyên Hà kéo về cùng Hai Bà

* Nữ Tướng Lê Chân từ Hải Dương xin hợp lực

* Thánh Thiên Công chúa thống lãnh quân của cậu là Nam Thành Vương về hiệp lực với Hai Bà dẹp giặc

* Nữ tu Hoàng Thiếu Hoa từ Sơn Tây, hoàn tục, vung gươm cứu nước

* Lão tướng Đô Lương thảo kế hoạch bình định các nơi

* Các cánh quân từ các Quân Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng nổi dậy

Khí thế đồng loạt NỔI DẬY như vậy, nên Hai Bà đã mau chóng thâu tóm được 65 Thành trì thuộc đất Lĩnh Nam.

Xưng VƯƠNG và phong thần, chọn tên nước và thủ đô

Chiếm được 65 thành trì của đất Lĩnh Nam rồi, Bà TRƯNG TRẮC xưng Vương, đặt Tên nước và chọn Thủ đô chứng tỏ việc dành lại ĐỘC LẬP từ quân Hán xâm lăng.

Bà Trưng Trắc chính thức xưng VƯƠNG, chọn Tên nước là TRIỆU, đóng đô tại MÊ-LINH.

Bà cũng phong công hầu:

* Mẹ là Mãn Thiên Hoàng Hậu được phong là Hoàng Thái Hậu

* Em Trưng Nhị được phong làm Bình Khôi Công Chúa

* Nữ tướng Thánh Thiên làm Thái Bảo Chư Hầu trấn giữ tiền tuyến miền Bắc chấn ngữ quân xâm lăng tràn xuống

* Lão tướng Đô Lương thống lãnh hai Quận Cửu Chân và Nhật Nam

Hậu thế ghi ơn hai Bà Trưng

* Sử gia Lê Văn Hưu, Tác giả Bộ “Đại Việt Sử Ký” cuốn sử đầu tiên của nước ta, Thế kỷ thứ 13 đời Trần, đã nhận xét về cuộc NỔI DẬY thần tốc của Hai Bà như sau:

“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà nổi lên đánh lấy được 65 thành trì, lập quốc xưng vương dễ như trở bàn tay”

* Tưởng niệm Hai Bà, dân chúng nhiều nơi lập đền thờ: tại làng Đồng Nhân, Hà Nội, ngôi đền Hai Bà cất từ năm Nhâm Tuất (1142) đời vua Lý Anh Tôn; tại làng Hát Môn thuộc huyện Phú Thọ, tỉnh Sơn Tây, có Miếu Hát

* Trong “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập”, có Bài Vịnh Hai Bà như sau:

            Giúp dân dẹp loạn trả thù mình,

            Chị rủ cùng em kết nghĩa binh

            Tô Định bay hồn vang một trận

            Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành

            Mới dầy bảo vị gia ơn trọng

            Đã đội hoa quan xuống phúc lành

            Còn nước, còn non, còn miếu mạo

            Nữ trung đệ nhất đấng tài danh

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.11.2017

Web : http://VietTUDAN.net

Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về lý lịch của tôi,nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau: http://www.viettudan.net/36984/index.html

Cựu hoàng Bảo Đại và người vợ cuối cùng

0

Vua cha là Thành Thái , vua con là Duy Tân … đều bị pháp tay trong chỉ điểm cho thực dân bắt đưa đi lưu đầy biệt xứ …. Sau đó là vua Hàm Nghi cũng bị bắt lưu đầy ở Algeria … Vua Bảo Đại sau khi bị truất phế cũng bị bôi lọ xấu xa dơ bẩn … Vua BĐ có yêu nước không ? “ Thà làm người dân nước tự do còn hơn làm vua nước nô  lệ „ Đã nói lên tâm hồn vua BĐ … Thằng đàn ông mê gái là chuyện vạn đại cổ kim thường , chúng ta đọc về vua BĐ nên đọc trong tấm lòng đáng thương cảm hơn đáng trách vua …..

Giám mục Bá đa lộc ( Pigneau de Behaine ) khi đến VN ông có ước mơ có 1 vị vua VN theo đạo CG …. Ông có xin hoàng đế Pháp Napoléon cho phép ông tuyển mộ lính Phi châu & mua súng đạn để giúp Gia Long đánh thắng anh em Tây sơn Nguyễn Huệ …. Nhưng khi GL lên ngôi ( 1802 ) và suốt 13 triều Nguyễn GL , cho đến vị vua cuối cùng Bảo Đại ( đời thứ 13 ) không 1 vị vua nào theo đạo CG …..
 Khoảng 130 năm sau …. Năm 1950 ông Diệm lúc còn tay trắng có đi với anh là TGM Ngô đình Thục qua Vatican dự lễ năm thánh …. Trên đường đi có ghé Mỹ trước , tại đây Thục có giới thiệu Diệm với Hồng y Spellman &Chính Hồng y Spellman là người hoàn tất ước mơ của Giám mục Bá đa Lộc : Việt nam có một vị vua theo đạo CG …. 
Ông Diệm là người hiền lương đạo đức , ông chỉ thích đi tu , ông từ chối ba lần & nói thẳng cho vua BĐ biết ông chỉ thích đi tu … Ông Diệm nhận nhiệm vụ gánh vác đất nước khi vua BĐ nói : Tôi kính trọng ý định của ông Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông , ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình , sự tồn vong của VN buộc ông như vậy ….Khi ông Diệm nhận lời , vua BĐ có đưa ông đến trước bàn thờ Chúa có hình bản đồ VN và vua BĐ nói : Ông thề phải giữ miền Nam VN & nếu không làm được sứ mạng ấy ông phải trao trả quyền lại cho tôi …..  ( UTube : Saigon tv.57.5 phỏng vấn đặc biệt với bích trâm 1/6 ) 
Tiếc thay 1 năm sau ( 1955 ) Thủ tướng Ngô đình Diệm nghe lời cố vấn Nhu ( ? ) truất phế BĐ … & khi đất nước đến hồi rối ren vào đầu năm 1963 , ông Diệm không còn mặt mũi nào để gặp & trao trả quyền lại cho vua BĐ , nên ông đã cho phép Ngô đình Nhu vào rừng tánh linh ( Bình Tuy ) gặp CS gộc Phạm Hùng bàn việc hất chân Mỹ thống nhất đất nước …..
Đi trong lịch sử dân ta luống ngẹn ngào 
                                                                                                    (Con đường cái quan – Phạm Duy ) 
* TT Diệm cũng vậy đáng thương hơn đáng trách ? Chỉ 9 năm cầm quyền chấp chánh ngắn ngủi mà TT chịu bao nhiêu là sóng gió 2 lần bị đảo chánh 1 lần bị 2 phi công chiền đấu dội bom sập dinh Tổng thống , 1 vị sư ngồi trong khối lửa tự thiêu phản đối kỳ thị TG làm chấn động thế giới … 1 nhà văn nổi tiếng Nhất Linh tự tử phản đối chế độ độc tài ..v…v… tất cả chỉ vì Tổng thống cả tin vào đứa em trai ngu xuẩn bất tài Cố vấn Ngô đình Nhu là nguyên nhân TT nhận bao nhiêu là sóng gió + thêm bà con dâu Trần lệ Xuân vợ Nhu hống hách ngang ngược gây bao tai tiếng cho TT Diệm chính bà dâu này góp củi đốt cháy gia đình chồng …. 
Chưa kể TT còn là nạn nhân của anh trai TGM Ngô đình Thục cực kỳ ham danh hám lợi thèm khát chiếc áo Hồng y là nguyên nhân dẫn đến đàn áp PG … TT Diệm là nạn nhân của gia đình VN Quyền huynh thế phụ ….
* Vài dòng chia xẻ của 1 người già trong tiếng thở dài …..  
Sau ngày 23-10-1955, thông tin kết quả cuộc “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại và suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm quốc trưởng đến tai cựu hoàng đang ở tại nhà riêng trên đường Maurice Barrès (Neuilly, Paris).Bảo Đại bàng hoàng. Ông vẫn còn nhớ như in, chỉ cách đó không đầy một năm, trong lá thư đề ngày 10-11-1954, Ngô Đình Diệm đã hứa sau khi được giao quyền nếu “Ngô Đình Diệm có làm điều gì trái ý, quốc trưởng có thể cách chức ngay”. Không ngờ… Bên cạnh kết quả trưng cầu dân ý với 5.721.735 phiếu truất phế Bảo Đại và 63.017 phiếu không chịu truất phế, báo chí lại còn đăng tấm ảnh chân dung “Quốc trưởng Bảo Đại” đã bị người của Diệm chà đạp lăng nhục trên đường phố Sài Gòn. Kể từ ngày đó cựu hoàng rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên và bắt đầu sống trong nỗi trầm uất.
Cựu Hoàng Bảo Đại và người vợ cuối cùng Monique Baudot
Cựu hoàng được chữa trị đủ loại thuốc mà vẫn không ngủ được. Cuối cùng người ta đưa cựu hoàng sang Thụy Sĩ chạy điện và uống một loại thuốc đặc biệt. Trước khi chữa trị cho cựu hoàng, người ta bảo: “Chạy điện và uống thuốc của Thụy Sĩ, chữa bệnh mất ngủ xong, tính tình của cựu hoàng sẽ thay đổi”. Gia đình cựu hoàng hết sức lo lắng nhưng không thể làm gì khác hơn
Sau thời gian chữa bệnh, cựu hoàng sống với gia đình như một người khách không mời. Vợ con đều muốn xa lánh ông. Cuối cùng để cho ông được “tự do” – một đồ đệ của cựu hoàng từ thời lưu lạc bên Hồng Kông (1947-1948) là Bùi Tường Minh đi thuê cho ông một căn hộ trong cao ốc 29 Fresnel, quận 16 – Paris. Căn hộ chỉ có một phòng ngủ, một phòng khách nhỏ, một bếp và một phòng tắm chật hẹp. Cũng may, tuy nhỏ nhưng căn hộ ở trên một đường phố yên tĩnh, sang trọng, ngay sau lưng Tòa đại sứ Iran rất thuận tiện. Cựu hoàng “ra ở riêng”, lúc đầu còn tiền bạc nên kẻ lui người tới thăm viếng, sau hết tiền, bệnh nằm một mình không một người mua giúp bánh mì ăn sáng.
Mối tình Bảo Đại – Monique
Giữa lúc khó khăn ấy, cô Monique Baudot (sinh năm 1946) xuất hiện. Về tiểu sử của Monique có nhiều nguồn. Báo chí Pháp viết cô từng làm tuỳ viên báo chí trong một tòa đại sứ. Các chính khách từng làm việc với cựu hoàng và sau năm 1975 có nhiều dịp gặp ông (như tướng Sài Gòn Trần Văn Đôn) thì bảo Monique chỉ là một cô bồi phòng. Chính nhờ làm bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel nên cô mới biết được có một “ông vua lưu vong“ bệnh hoạn không người chăm sóc, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy thập niên cuối đời.
Từ khi hai người ăn ở với nhau (bắt đầu từ những năm 1970) cuộc sống vật chất của cựu hoàng và Monique rất khó khăn. Monique chạy xin cho cựu hoàng được một trợ cấp cho người già, mỗi tháng lãnh khoảng trên dưới 7.000 frs. Sau này ông J. Chirac lên làm thị trưởng Paris, tăng phụ cấp cho cựu hoàng lên 12.000frs nhưng vẫn không giải quyết hết khó khăn. Sống trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn cựu hoàng không hề than vãn. Hằng ngày bà Monique ôm quần áo bẩn đi giặt ở các máy giặt công cộng. Buổi sáng cựu hoàng ăn pain sec (bánh mì không) đích thân hỏi cựu hoàng có cảm tưởng như thế nào về cuộc sống khó khăn của mình, ông bảo: “Tôi đã thoái vị từ lâu, về làm dân Việt Nam. Trong khi đa số dân Việt Nam còn thiếu thốn, thì công dân Vĩnh Thụy làm sao có cuộc sống khá hơn!“.
Cựu hoàng không quan tâm đến đời sống kinh tế nhưng bà Monique Baudot thì nghĩ khác. Bà tìm mọi cách để có thu nhập thêm. Bà đòi tiền những người muốn đến gặp và Phỏng vấn cựu hoàng. Bà mời tướng Fond viết giúp hồi ký Con rồng An Nam cho cựu hoàng và bán cho Nhà xuất bản Plon. Để có đủ tư cách pháp lý “chiếm độc quyền” Bảo Đại, nhiều lần Monique yêu cầu cựu hoàng làm giấy kết hôn với bà. Nhưng chuyện ấy không thực hiện được ngay vì bà Từ Cung – thân mẫu của Bảo Đại -đang còn sống ở Huế không đồng ý.
Từ sau ngày thống nhất đất nước (1975), người Việt Nam sống lưu vong ở Âu Mỹ khá đông. Người ta đã nghĩ đến chuyện mời cựu hoàng Bảo Đại làm lãnh tụ của họ, nhưng ông từ chối mọi hoạt động chính trị, muốn sống yên thân cho đến khi nhắm mắt. Tuy vậy, những người này vẫn không bỏ cuộc. Đầu năm 1982, người ta bày ra chuyện mừng sinh nhật cựu hoàng bằng cách mời ông sang thăm nước Mỹ. Mục đích của chuyến đi được nêu lên rõ ràng: “1. Để cho người Việt Nam ở Mỹ biết Việt Nam còn có một vị cựu hoàng khỏe mạnh; 2. Nhân dịp sang Mỹ, với tư cách ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, cựu hoàng cảm ơn chính quyền và nhân dân Mỹ đã giúp đỡ đồng bào Việt Nam trong việc định cư“. Thấy hai mục đích ấy không liên quan gì đến chính trị, cựu hoàng đồng ý. Bà Monique nghe vậy liền bắt chẹt: Nếu Bảo Đại không làm giấy kết hôn với bà và không cho bà đi Mỹ thì bà sẽ không cho Bảo Đại ra khỏi nhà.. Lúc này bà Từ Cung đã qua đời, không còn trở ngại nào nữa, Bảo Đại đem Monique Baudot ra Tòa Đốc lý quận 16, Paris đăng ký kết hôn Hai ông bà được cấp giấy kết hôn với nội dung: “Hôm nay là ngày 19-1-1982 đã diễn ra việc thành hôn của hoàng thân Vĩnh Thụy cũng gọi là Hoàng thân Bảo Đại, sinh ở Huế (Việt Nam) vào ngày 23-10-1913, con trai của Khải Định và Từ Cung (đều đã mất) và cô Monique Marie Eugène Baudot, sinh tại Saint Amand Montrond vào ngày 30-4-1946, con gái của ông Lucien Henri Baudot và Hélène Marie Madeleine Legeai. Giấy đăng ký kết hôn gởi từ ngày 14-1-1982”.
Monique đã trở thành vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương được triều đình nhà Nguyễn đứng ra cưới cho Bảo Đại (1934) nhưng không làm giấy kết hôn. Các bà “thứ phi” có con với cựu hoàng nhưng không ai có giấy kết hôn cả. Theo luật pháp nước Pháp, chỉ những người có giấy kết hôn mới được công nhận là vợ chính thức. Do đó, người Pháp chỉ công nhận Monique Baudot là vợ của Hoàng thân Vĩnh Thụy mà thôi.
Những chuyện nhập nhằng trong chuyến đi Mỹ
Vừa nhận được giấy kết hôn, hai ông bà Bảo Đại – Monique Baudot đáp tàu bay qua Los Angeles (Mỹ) ngay, được vài trăm bà con Nguyễn Phước tộc và đồng bào Việt Nam tại Mỹ đón tiếp thân mật. Sáng hôm sau, có người gợi ý Bảo Đại lên tiếng ủng hộ lực lượng chống chính quyền Việt Nam ở quốc nội, Bảo Đại từ chối và nhắc lại rằng:
– Tôi qua Mỹ thăm đồng bào, thăm nước Mỹ, chỉ có vậy!
Hôm sau, trong một cuộc tiếp tân, bà thị trưởng thành phố Westminster trao tặng chiếc chìa khóa của thành phố cho Bảo Đại. Ông cảm ơn bằng tiếng Việt: “Đây là lần thăm viếng nước Mỹ đầu tiên của tôi. Tôi qua thăm đồng bào tôi. Tôi thay mặt người Việt Nam cám ơn chính quyền và dân chúng Mỹ đã dành cho dân Việt Nam lưu vong sự giúp đỡ nồng hậu để họ tạo lại đời sống mới tại nước này”.
Từ lâu người ta nói “Bảo Đại đã quên hết tiếng Việt, ông chỉ biết ăn chơi”. Không ngờ hôm ấy người ta nghe ông nói tiếng Việt bằng giọng Huế rất rành rẽ, tình cảm. Những lời ông nói ngắn gọn, có tính cách ngoại giao nhưng đầy đủ ý nghĩa, làm cho những người Mỹ có mặt trong buổi tiếp tân hài lòng.
Sáng hôm 23-1-1982, cựu hoàng Bảo Đại được mời đến dự lễ khai mạc hội chợ tại Westminster, được bà thị trưởng mặc áo dài Việt Nam đón tiếp hết sức thân mật. Đến lúc đó Monique Baudot cho Bảo Đại biết bà đã gặp một cựu nhân viên OSS (tiền thân của CIA) về hưu tại Minaco. Ông này tiết lộ có một số dân biểu Mỹ ủng hộ Bảo Đại, nhân dịp qua Mỹ, Bảo Đại nên đến Hạ viện Mỹ điều trần đòi Chính phủ Mỹ bồi thường 5 triệu Mỹ kim tài sản của Bảo Đại bị mất, vì Mỹ ủng hộ Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại hồi năm 1955. Người bày cho Monique là ông Hilaire du Berrier. Vốn bản tính nhu nhược, cho nên khi nghe bà Monique nói vậy Bảo Đại cũng hứa sẽ làm. Nhưng không ngờ… có một vài chuyện trục trặc diễn ra.
Một hôm, cựu hoàng vào thăm cửa hàng Thanh Lan của người Việt Nam. Vợ chồng chủ cửa hàng xuất thân trong một gia đình lớn ở Huế có cảm tình với cựu hoàng, rất hân hạnh được đón cựu hoàng đến thăm. Cửa hàng tặng cho cựu hoàng một món quà sáng giá và không để ý gì đến Monique Baudot theo sau Bảo Đại. Vừa ra khỏi cửa hàng, người ta nghe Monique Baudot nói với Bảo Đại: “Dân Việt của ông không ra gì“. Những người trong ban tổ chức đón tiếp cựu hoàng nghe thế không ai hiểu vì sao lại có sự thể như thế.. Tiếp đến cựu hoàng dự một buổi tiệc do ông bà Robert Kane khoản đãi tại nhà riêng Tiburon vùng San Francisco. Trong số thực khách có cả ông bà Brochand, Tổng Lãnh sự Pháp, và một số người Mỹ biết nói tiếng Pháp. Bà Kane chủ tọa một bàn tiếp Bảo Đại và một số thực khách, bàn thứ hai do ông Kane chủ tọa tiếp Monique và một số thực khách khác. Không ngờ, khi mới ngồi vào bàn Monique tỏ ra bực bội, vặn vẹo hỏi mọi người tại sao không sắp xếp cho bà ngồi gần Bảo Đại. “Dù sao tôi cũng là vợ của ông Bảo Đại kia mà!“. Một người có trách nhiệm đưa cựu hoàng đi thăm viếng các nơi trả lời: “Đây là cái phòng tiệc chứ không phải phòng ngủ. Chủ nhà người ta sắp xếp như vậy là phải”.
Monique tức giận, bất ngờ nắm cái chéo khăn trải bàn ăn kéo một cái xoạt, thức ăn dọn trên bàn ngả nghiêng, đổ tung tóe ra bàn. Cả phòng tiệc vô cùng ngạc nhiên. Riêng cựu hoàng thì ngồi thản nhiên xem như không có chuyện gì xảy ra. May mắn ông Kane kịp thời hiểu được vấn đề. Ông xin lỗi mọi người và nhận lỗi vô ý đã trải cái khăn bàn không đúng cách nên mới có chuyện không hay này. Buổi tiệc mất vui nhưng cuối cùng cũng diễn ra đúng bài bản cho đến lúc kết thúc.
Hôm sau, ban tổ chức đón tiếp chất vấn Bảo Đại:
– Hôm qua bà Monique nói bà ấy là vợ của Ngài. Vậy có đúng không?
Cựu hoàng thản nhiên đáp:
– Đúng. Trước khi qua Mỹ một ngày, bà ấy và tôi đã có giấy kết hôn!
– Vậy, tại sao Ngài không nói cho chúng tôi biết trước để chúng tôi sắp đặt nghi lễ, nếu bà ấy là vợ Ngài thì chúng tôi đã sắp đặt đúng phép sẽ không xảy ra những chuyện vừa qua.
Cựu hoàng Bảo Đại trả lời tỉnh bơ:
– Phần nghi lễ, tùy theo trường hợp, lúc là thơ ký, lúc là vợ.
Đến lúc đó người ta mới hiểu đối với cựu hoàng Bảo Đại, lúc ở nhà Monique Baudot là vợ, khi đi ra ngoài, trong các cuộc tiếp tân, bà ấy chỉ là một cô thư ký.. Đó là cách đối xử tồn tại hàng chục năm qua của Bảo Đại dành cho Monique Baudot. Nhưng từ sau khi bà ấy nắm được cái giấy kết hôn trong tay rồi thì bà không cho phép Bảo Đại đối xử với bà như thế nữa. Chính vì thái độ ỡm ờ, không dứt khoát của Bảo Đại về chuyện bà vợ mà chuyến sang Mỹ của Bảo Đại đã phải chấm dứt sớm. Chương trình đi Florida và Washington D.C. bị hủy bỏ. Do đó, chuyện Bảo Đại đến Hạ viện Hoa Kỳ xin bồi thường 5 triệu Mỹ kim cũng không diễn ra.
Theo KTNN

Tại sao hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp biến mất trên bản đồ thế giới?

0

Gần đây trên một bài báo nọ, có người đã viết:  “công bằng mà nói thì dân tộc nào cũng có đầu óc thực dân cả, không nhiều thì ít, nhưng tôi nghĩ rằng thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp và Tàu nhiều, không tin ư?.  Thì Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã bị xóa trên bản đồ thế giới đó.”

Thật là một phát ngôn kém suy nghĩ, kém hiểu biết về lịch sử bang giao Việt – Chiêm, phụ hùa với những dư luận lỗi thời từng đổ lỗi cho người Việt Nam về sự suy thoái của nước Chiêm Thành.  Vì vậy, cũng nên tìm hiểu nguyên do suy thoái của nước Chiêm Thành thật sự từ đâu?  Sở dĩ có dư luận đó, là do căn cứ trên hiện tượng người Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đã dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vùng đất cũ của Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long.

SỰ SUY THOÁI CỦA NƯỚC CHIÊM THÀNH

Người Việt nam gọi họ là Chàm.  Chiêm Thành là do người Hán đặt ra.  Người Chiêm Thành gồm nhiều sắc tộc khác nhau.  Mỗi sắc tộc lại bao gồm nhiều thị tộc riêng lẻ, thường hay lẫn lộn đánh nhau.  Có hai thị tộc mạnh nhất là thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno) sống ở vùng đất Indrapura phía bắc thuộc các tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa Bình ngày nay; vùng lãnh thổ họ có tên là Amaravati (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10).  Còn thị tộc Cây Cau  chiếm cứ vùng lãnh thổ mang tên là Panduranga từ đèo Cù Mông đến lưu vực sông Đồng Nai do tập tục, lề thói khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường xảy ra xô xát các thị tộc nhỏ khác tuy sống trong hai vùng này nhưng tại các nơi rừng núi vẫn giữ độc lập với nhau.  Tổ chức chánh quyền không chặt chẽ như thế, từ nội bộ Chiêm Thành mầm mống chia rẽ vì sắc tộc đã có sẵn.  Thêm vào đó, giới thượng tầng tăng lữ và qúy tộc tuy thiểu số lại điều khiển đa số dân chúng qúa nghèo khổ.  Người Chàm thường hoặc là làm nông, đi biển hoặc làm hải tặc.

Khoảng năm  605, thị tộc Cây Cau trở nên hùng mạnh và cai quản luôn vùng lãnh thổ Indrapura phía Bắc của thị tộc Cây Dừa để thành lập nước Chiêm Thành.  Chánh quyền Chiêm Thành thường đem quân đi cướp bóc hoặc chinh quạt khắp nơi.  Trên mặt biển, họ tổ chức những đoàn cướp biển.  Hải tặc Chiêm Thành một thời là mối hãi hùng cho những thường thuyền qua lại ở biển Đông từ Nam Trung Hoa cho đến Nam Dương.  Suốt thời gian dài hải tặc Chiêm Thành hùng cứ vùng biển Đông cho đến thời các nước phương Tây làm chủ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với những tàu bè lớn, trang bị súng ống tối tân ngăn trở hoạt động của những người sống nghề cướp biển với những hải thuyền nhỏ với khí giới thô sơ.

NGUYÊN NHÂN NGOẠI LAI

Các hải thuyền Chiêm Thành thường đi gây hấn nhiều nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước đem quân đánh trả.  Trung Hoa tuy ở xa nhưng cũng đã hai lần đến đánh Chiêm Thành vào các năm 605 và 1282.

Sẵn có lực lượng hải thuyền hùng mạnh, thương gia Chiêm Thành buôn bán nhiều nơi khắp Đông Nam Á làm cho vương quốc Jawa chú ý vì bị cạnh tranh.  Người Jawa hai lần đánh cướp Chiêm Thành.  Một lần vào năm 774, người Jawa đánh chiếm và tàn phá thị trấn Aya Tra (Nha Trang) và năm 787, họ đánh phá thị trấn Panra (Phan Rang), gây nhiều tổn hại cho dân chúng địa phương.  Sự bang giao giữa hai nước về sau thân hữu hơn vào cuối thế kỷ thứ 9 sau các cuộc trao đổi viếng thăm giữa sứ bộ hai nước và nhất là sau khi vua Chiêm Thành Chế Mân lấy công chúa Tapani của vương quốc Jawa.

CHIÊM THÀNH VÀ NƯỚC CHÂN LẠP

Sau khi Phù Nam, nước lân bang phía nam Chiêm Thành bị Chân Lạp sát nhập vào giữa thế kỷ thứ sáu, Chiêm Thành áp dụng lối ngoại giao mềm dẻo để ngừa hờ sự bành trướng của Chân Lạp.  Hoàng thân Chiêm Thành Jadgaharm cưới công chúa Cavani con vua Chân Lạp Icanavar-man.

Đến thế kỷ thứ 9, bang giao giữa hai nước ngày càng căng thẳng, năm 950 Chân Lạp đem quân đánh Chiêm Thành ở vùng Nha Trang, nhưng giữa thời gian từ 1074 đến 1080, quân Chiêm lại xâm chiếm đến vùng Sambor (bắc Nam Vang).  Năm 1145, quân Chân Lạp phục thù đánh chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành.  Năm 1177, vua Chiêm Thành Jaya Indra-Varman phái một đội chiến thuyền hùng hậu tiến ngược dòng sông Cửu Long đánh phá thành Angkor, giết vua Chân Lạp, nhưng sau đó phải thối binh vào năm 1181.  Năm 1190, Chiêm Thành lại tấn công Chân Lạp lần nữa, nhưng lần này quân Chân Lạp phản công lại rồi tiến chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành, rồi chia nước Chiêm Thành làm hai tiểu quốc đặt dưới quyền đô hộ của Chân Lạp.  Năm 1192, hoàng thân Chiêm Thành Vidyanandana đánh đuổi được quân Chân Lạp, thống nhất trở lại được nước Chiêm Thành.  Đến năm 1203, vua Chân Lạp đem đại quân đánh chiếm Chiêm Thành và sát nhập Chiêm  Thành vào lãnh thổ Chân Lạp.  Mãi đến năm 1220, dân Chiêm Thành mới có cơ hội độc lập nhờ Chận Lạp bận rộn đối phó với Xiêm La (Thái Lan).

CHIÊM THÀNH VÀ VIỆT NAM

Suốt thời gian dài Chiêm Thành thường hay quấy nhiều miền Nam nước Việt.  Năm 192, tướng Khi Liên của Chiêm Thành từng kéo quân đánh phá vùng Tường Lam phía Nam quận Nhật Nam.  Nhưng nước Việt suốt mấy thế kỷ vẫn phải chịu đựng vì mãi lo chống đỡ những cuộc xâm lăng của kẻ thù phương bắc (Tàu Hán).  Năm 982, sau khi chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàn tìm cách lập lại quan hệ bang giao hòa bình và phái sứ giả sang giao hiếu với quốc vương Chiêm Thành.  Nhưng quốc vương Chiêm Thành vẫn giữ thái độ thù nghịch với triều Lê, bắt giam sứ giả của Lê Hoàn.  Do đó, Lê Hoàn phải kéo quân tiến đánh thủ đô Indrapura (Đông Dương, thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay), đánh bại lực lượng quân sự của Chiêm Thành.  Sau khi hoàn thành thắng lợi đó, Lê Hoàn rút quân về nước.

Năm 1069, Chiêm Thành lại liên kết với nhà Tống để đánh nước Nam, một đạo quân do Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh kinh thành Phật Thệ tức Vijaya ở Bình Định.  Bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ định đem về Thăng Long để trừng phạt thì Chế Củ liền dâng tặng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để cứu chuộc tự do cho bản thân.  Vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành chỉ có mục đích cần ổn định vùng lãnh thổ phía Nam của Đại Việt để rảnh tay kháng chiến chống quân xâm lăng nhà Tống ở phương Bắc, chớ không có ý định chiếm đất của Chiêm Thành.  Chính việc Chế Củ dâng đất để chuộc tự do bản thân đã tạo tiền lệ cho các nhà lãnh đạo Đại Việt về sau có nhiều đòi hỏi hơn.

Đến thời Chế Mân, vua Chiêm Thành vì muốn cưới cho bằng được công chúa Huyền Trân, đã hoàn toàn tự nguyện tặng hai châu Ô, Lý.

Vua Chế Mân từng cưới công chúa Tapani của Jawa, nay lại cưới thêm công chúa Huyền Trân vì muốn tính bảo đảm an ninh cho triều đại ông ta.

Nhưng suốt thời gian dài, Chiêm Thành vẫn luôn luôn là mối đe dọa thường xuyên cho dân nước Việt, nhất là dưới thời Chế Bồng Nga, người đã bao lần đem quân uy hiếp ngay cả kinh đô Thăng Long.  Suốt 30 năm lãnh đạo Chiêm Thành của Chế Bồng Nga, lãnh thổ Việt đã phải chiẹu bao nhiều cảnh cướp phá hủy diệt !  Cho nên sau này khi bị nước Việt trả đũa, Chiêm Thành bị mất đất đến vùng Amaravati.   Từ năm 1660, lợi dụng tình thế chưa ổn định của Nguyễn Hoàng mới vào  miền Nam, Chiêm Thành gia tăng quấy phá, buộc lòng Nguyễn Hoàng phái quân chống cự vượt đèo Cù Mông tiến chiếm Phú Yên, lập Phú Yên thành Trấn Biên.  Để tạo sự hòa hiếu với Chiêm Thành, chúa Nguyễn Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đành gả con gái Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Porome vào năm 1631.

Năm 1653, vua Chiêm là Bà Thấm đem quân đánh Phú Yên.  Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần đưa quân vượt đèo Cả sang đánh.  Bà Thấm thua, dâng đất vùng Kauthara để xin hàng.  Hiền Vương nhận rồi lập thành phủ Diên Khánh (trong đó có Nha Trang ngày nay).   Năm 1692, vua Chiêm Thành Bà Tranh đem quân tấn công phủ Diên Khánh, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đến kháng cự.  Qua năm sau, Cảnh bắt được Bà Tranh và giải về Phú Xuân.  Chúa Nguyễn Phúc Tần lấy đất Chiêm Thành còn lại lập ra Phủ Thuận, nhưng vẫn bổ nhiệm người Chiêm như Kê Bà Tử, Ta Trà Viên cai trị Phủ Thuận.  Như thế đến thời này nước Chiêm Thành không còn nữa, tuy người Chiêm vẫn còn một vùng đất tự trị ở Bình Thuận.  Đến thời vua Minh Mạng, hoàng thân Chiêm Po Phank To cai trị vùng tự trị này lại theo về phe với tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt, nên bãi bỏ tổ chức hành chánh riêng của người Chiêm.

Đến đây có thể hiểu vì đâu mà nước Chiêm Thành bị suy thoái.

1)    Giới lãnh đạo Chiêm Thành thường đem quân đi cướp bóc quấy rối khắp nơi từ Việt Nam, Mã Lai, Chân Lạp, xem chiến tranh cướp bóc như một loại hình sinh hoạt kinh tế.  Đánh phá nước người ta thì sao khỏi bị chinh phạt trở lại.  Những cuộc chiến tranh như thế làm cho nước Chiêm Thành kiệt quệ.  Tài sản quốc gia tập trung vào việc mua sắm vu khí, nuôi quân khiến nền kinh tế quốc gia lụn bại, dân chúng càng nghèo khó.  Những cuộc chinh phạt trả đũa của các nước như Việt Nam, Jawa, Chân Lạp càng tàn phá Chiêm Thành nặng nề.  Chiêm thành từng hai lần bị Chân Lạp đô hộ.

2)    Trên mặt biển, người Chiêm Thành tổ chức những đoàn hải tặc khiến một thời hải tặc Chiêm Thành là mối hãi hùng cho những thương thuyền qua lại ở biển Đông.  Nhưng khi các nước phương Tây như Bồ, Hoà Lan, Anh đưa các thương thuyền lớn trang bị khí giới tối tân đã làm mất quyền lợi của những nước sống bằng nghề cướp biển với những tàu nhỏ trang bị khí giới thô sơ như Chiêm Thành.  Chiêm Thành mất đi một nguồn lợi tức lớn.

3)    Nền kinh tế của Chiêm Thành dựa trên căn bản ngoại thương.  Chiêm Thành có một đội hải thuyền đông đúc để buôn bán với các nước Mã Lai, các nước ở quần đảo Indonesia.  Nhưng từ cuối thế kỷ 16, tiếp theo sự sụp đổ của các nước Hồi Giáo khối Indonesia và sự xuất hiện của các thương thuyền Tây phương, nhất là của Hòa Lan và Bồ Đào Nha thì việc giao thương bằng đường biển của người Chiêm Thành lâm cảnh bế tắc.

4)    Khi hai nguồn lợi tức chính là cướp bóc và giao thương bị bế tắc thì chỉ còn hy vọng vào nông nghiệp.  Nhưng từ xưa tới nay, Chiêm Thành không mấy chú ý đến ngành nông.  Đất đai bỏ hoang không cày cấy.  Trước đây vì thường đi gây hấn khắp nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước, nhất là Chân Lạp, Jawa, đem quân đến đánh trả đũa, thì cảnh cướp bóc tàn phá lại xảy ra ngay trên lãnh thổ Chiêm Thành.  Các thánh địa Chiêm Thành bị tàn phá hủy hoại và cứ mỗi lần sau chiến tranh như thế, triều đình Chiêm Thành lại chỉ lo bắt dân tái dựng thánh địa thì còn đâu người để lo gầy dựng nông nghiệp, nên người Chiêm Thành chỉ còn cứu cánh sau cùng là cướp phá phần đất biên cương phía Nam của đất Việt, để rồi cứ như thế tạo thêm những cuộc chinh phạt của người Việt.  Tại những vùng đất mà Chiêm  Thành đã dâng để cầu hòa, chúa Nguyễn đưa dân mình tới khai thác, mở mang cày cấy, sống hòa lẫn với dân Chiêm Thành nên họ ở lại rất đông vì ở đấy đời sống thiết thực được chăm lo, tổ chức xã thôn được xây dựng vững mạnh.  Sở dĩ được như thế vì các chúa Nguyễn cần xây dựng một hậu cứ vững chắc để chống các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.  Các chúa Nguyễn không muốn trong khi họ phải lo chống cự với chúa Trịnh mà người Chiêm liên tục tạo tình thế bất ổn thường xuyên ở biên giới phía Nam.

Như vậy đủ thấy rõ nguyên nhân suy thoái của Chiêm Thành tiềm ẩn trong tổ chức xã hội do tộc họ lãnh đạo Chiêm Thành và chính nhờ những suy thoái đó mà cuộc Nam tiến của người Việt phần nào dễ dàng hơn.

Về trường hợp nước Thủy Chân Lạp cũng vậy.  năm 1658, chính vua Nặc Ông Trấn đã dâng vùng đất hoang vu Bà Rịa, Biên Hòa..vv..  để nhờ chúa Nguyễn Phúc Chu làm hậu thuẫn để chống với quân phản loạn trong nước và sự xâm lăng của Xiêm La (Thái Lan) trước đó đã nhiều lần đánh phá Chân Lạp.  Xã hội Chân Lạp cũng giống như xã hội Chiêm Thành với một giai cấp lãnh đạo hiếu chiến chỉ biết giao thương và gây hấn, cướp bóc gây lợi nhuận riêng tư của tộc họ cầm quyền, lơ là với sinh hoạt của quần chúng.  Do đó, khi giai cấp lãnh đạo suy thoái kéo theo sự suy thoái của nước Chân Lạp cũng như sự suy thoái của tộc họ lãnh đạo Chiêm thành kéo theo sự suy tàn của nước Chiêm Thành, chớ không phải nguyên nhân nào từ bên ngoài !!  Bởi chán nản hết hy vọng vào lớp lãnh đạo như thế mà ngày xưa ở những vùng đất dâng cho Việt nam để bù thiệt hại, dân Chàm phần đông ở lại rất nhiều.  Bằng cớ là ngày nay người Chiêm Thành vẫn sinh sống ở miền Trung.  Các sắc tộc Chiêm như Churu, Ragla hoặc Banhar vẫn tồn tạo ở vùng Cao Nguyên nam Trung phần.  Tôn giáo, tập tục, văn hóa, thánh địa của người Chiêm vẫn được người Việt tôn trọng.  Chẳng những thế, văn hóa và văn minh Chiêm hội nhập nhiều vào văn hóa văn minh người Việt về nhiều mặt như ngôn ngữ, âm nhạc, ca nhạc, những điệu múa cung đình hoặc trang phục.  Mảnh đất miền Trung ngày nay như là quê hương chung của hai dân tộc Chiêm -Việt đã hội nhập cùng nhau và không còn xa lạ với nhau nữa, vì sau thời gian dài bình đẳng sống chung với nhau, hiểu biết nhau hơn, họ đã xem nhau như  ĐỒNG BÀO !

Người Chiêm Thành đã hiểu sự suy thoái của quê hương họ là do những mầm mống nội bộ, chớ không phải do người Việt Nam gây ra!  Họ đã hiểu nếu không có sự hiện diện của người Việt Nam, Chiêm Thành tất phải rơi như Mã Lai, Chân Lạp, Phi Luật Tân, Nam Dương vào tầm tay các nước thực dân Pháp bị đuổi khỏi Việt Nam.   Chúng đã cho tay sai kêu gọi người Chàm ở miền Trung và người Thượng ở Cao Nguyên thuộc Hoàng Triều Cương Thổ nổi loạn để gây khó khăn cho chính phủ Việt Nam, đồng bào Chiêm vẫn thờ ơ vì họ hiểu từ ngày hội nhập vào xã hội Việt, được đối đãi bình đẳng như đồng bào, họ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn thời họ phải sống dưới chế độ qúy tộc và tăng lữ Chiêm.

Rất đáng tiếc là ngày nay có ít người Việt lại tự hào qúa đáng khi họ nói: “Bắc cự Trung Hoa, Nam cự Chiêm Thành”, hoặc có nhiều người Việt kém hiểu biết, nói: “thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp và thực dân Tàu”.  Họ không hiểu thực dân là dân các cường quốc đi xâm chiếm các nhược tiểu để vơ vét tài nguyên các nước này, như thực dân Anh, Pháp từng chiếm cả lục địa Phi Châu, hoặc cùng với thực dân Hòa Lan đã chiếm cứ Ấn Độ và Đông Nam Á.  Người Việt Nam đã tiến về Nam là do các vua Chàm Chế Mân và Chế Củ đã tạo ra tiền lệ dâng đất để lấy vợ hoặc để chuộc tự do cho bản thân!  Những cuộc chinh phục của người Việt chỉ để trả đũa những cuộc gây hấn của chính quyền Chiêm Thành, chỉ nới rộng một chút lãnh thổ gọi là bồi thường thì làm sao lại có thể nói là siêu hơn thực dân Pháp từng chiếm cứ cả lục địa Phi Châu, một phần Đông Nam Á và các hải đảo Thái Bình Dương, hoặc Tàu từ một nước Hoa Hạ nhỏ bé đã bành trướng xâm chiếm hàng trăm tiểu quốc lân bang để thành một cuờng quốc rộng lớn như ngày nay và đang còn muốn xâm chiếm cả nước Việt Nam của chúng ta nữa !

Những lời lẽ kém hiểu biết như thế không nên có, vì chỉ gây sự phẫn nộ của người Chiêm và gây thêm mối chia rẽ giữa hai dân tộc, vô tình tiếp tay cho ước vọng của thực dân Pháp khi chúng bị đuổi khỏi Việt Nam.

PHAN HƯNG NHƠN

Dân tộc Chàm và nước Việt

0

BÀI HỌC LỊCH SỬ

Champa và Đại Việt là 2 nước láng giềng. Đại Việt thì lúc nào cũng lăm le chiếm lấy Champa bằng nhiều cách, kể cả gả công chúa cho vua Champa đổi đất. Ranh giới giữa Champa và Đại Việt bị dịch chuyển dần về phía nam và Champa mất nước. Từng triều đại là mỗi cách lấn chiếm, có thể kể ra các cột mốc đau:

Trước năm 1069 ranh giới là dãy Hoành Sơn, là ranh giới Quảng Bình – Hà Tĩnh ngày nay. Năm 1069 vua Lý Thánh Tông của Đại Việt đánh bại vua Chăm – Chế Củ. Thế là Đại Việt mở rộng lãnh thổ đến Quảng Trị. Đường ranh giới được dời về sông Thạch Hãn.

Năm 1306 vua Trần gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chăm Chế Mân, đổi lại vua Chăm giao cho Đại Việt vùng đất từ phía nam sông Thạch Hãn đến đèo Hải Vân. Thế là biên giới được dời về đây.

Năm 1402 Hồ Quý Ly tấn công Champa và lấy thêm từ đèo Hải Vân đến đèo Bình Đê, ranh giới giữa Bình Định và Quảng Ngãi ngày nay. Lúc này giờ biên giới đã tiến rất gần đến kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Champa, thuộc Bình Định ngày nay.

Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm thủ đô Đồ Bàn và mở rộng lãnh thổ đến đèo Cù Mông ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay… Thế là đường biên giới lại dời.

Năm 1597 chúa Nguyễn Hoàng cho đánh chiếm phía nam đèo Cù Mông, và đến 1611 chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ đến đèo Cả, ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hòa ngày Nay.

Năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Chu đánh vào Champa và mở rộng bờ cõi đại Việt đến hết Khánh Hòa. Và năm 1692 chúa Nguyễn cho Nguyễn Hữu Cảnh lấy đến Bình Thuận. Và kết thúc vương quốc Champa.

Qua lịch sử vương quốc Champa ta thấy gì? Đấy là sự hòa thuận giữa 2 quốc gia láng giềng chỉ là tạm thời. Phía mạnh luôn truyền đời ấp ủ tham vọng xâm lấn bờ cõi phía yếu hơn. Từ có có những cuộc sáp nhập nhỏ làm một phía mở rộng dần và một phía teo dần. Rồi cũng có những cuộc thôn tính lớn dẫn đến khai tử một quốc gia. Đừng để mất nước, nếu mất nước thì mình sẽ như con cá trên thớt, số phận mình do bên thắng cuộc quyết. Với lịch sử đánh nhau hàng ngàn năm, nếu không diệt phía chiến bại thì ngay trong lòng quốc gia chiến thắng sẽ muôn đời bất ổn. Vì thế khi thua trận, không đơn giản là mất chủ quyền, còn những mưu toan của quân chiến thắng mới đáng nói.

Trên thế giới, những quốc gia có lịch sử đánh nhau lâu đời thì chuyện thanh trừng sắc tộc khi thôn tính xong kẻ thù là điều khó tránh khỏi. Trung Hoa – Việt Nam hay Việt Nam – Champa cũng vậy thôi. Cũng là láng giềng đánh nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác. Kết quả Champa đã bị khai tử bởi Đại Việt và dân tộc Chăm bị diệt gần hết.

Ngày nay dân số của người Chăm tại Ninh Thuận – Bình Thuận còn chỉ vỏn vẹn 98.000 người. Còn lại họ tản mác khắp thế giới khoảng 300.000 người nữa. Như vậy câu hỏi đặt ra là, đằng sau những lần thất thủ phải mất lãnh thổ thì kèm theo đó là gì? Tại sao dân tộc Chăm từng là một quốc gia trải rộng hết dải đất miền Trung, có lần họ đem quân đánh ra Thăng Long, nhưng sao nay họ biến đâu mất hết vậy? Điều đó chứng tỏ sau những trận chiến lấy bờ cõi, phải có những cuộc thanh trừng sắc tộc dai dẳng và kéo dài mới diệt gần hết một nòi giống một dân tộc như thế. Những cuộc thanh trừng này lịch sử đã không ghi lại nhưng chắc chắn nó có xảy ra. Đấy là cái khủng khiếp của kẻ thua cuộc phải gánh lấy.

Nhìn lại lịch sử các nước láng giềng Trung Hoa, thì cũng đã có quốc gia bị Trung Hoa khai tử, và dân tộc của họ đã phải tản mác khắp nơi mà giờ cũng chỉ làm thân phận dân tộc thiểu số. Vương quốc Đại Lý nằm phía Tây Bắc Đại Việt đã bị nhà Nguyên tiêu diệt và họ mất nước từ đó. Bây giờ tộc người Thái phía bắc Việt Nam chính là con cháu dân Đại Lý khi xưa. Họ phải tản mác khắp Đông Năm Á sống như một tộc thiểu số và quên hẳn cội nguồn của họ. Từ một quốc gia rộng lớn gồm tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, một phần lãnh thổ tây bắc Việt Nam, một phần bắc Myanmar, phần bắc Lào nhưng nay là đất của người Hán. Người Thái và người Chăm số phận chẳng khác nhau mấy.

Nay trong suy nghĩ không ít người, đã cho rằng Việt Nam là 1 tỉnh của Trung Hoa sẽ có lợi vì dân Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi như người Hán. Không đâu, đừng có tin ngây thơ như vậy. Việc các bang trong Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đứng chung trong một nhà nước liên bang hoàn toàn khác với trường hợp Việt Nam bị thôn tính bởi Trung Hoa, vì sao?

Để giải thích, tôi xin đi vào bản chất của nhà nước liên bang trong một thể chế tự do dân chủ. Trong nhà nước liên bang thì vai trò các bang là đồng làm chủ nhà nước liên bang. Nhà nước liên bang tựa công ty cổ phần, chính quyền bang tựa các cổ đông. Trong cơ cấu tổ chức này, nó luôn đảm bảo sự công bằng giữa các bang. Bất cứ người dân của bang nào cũng đều có quyền ứng cử tổng thống. Và bang nào cũng có 2 thượng nghị sĩ đại diện cho chính quyền bang, bang nào cũng có nhiều dân biểu đại diện cho nhân dân bang đó trong quốc hội liên bang. Chính vì ai là bang thành viên Hợp Chúng Quốc thì được làm chủ một phần chính quyền liên bang nên Porto Rico mới muốn trở thành bang thứ 51 của Hoa Kỳ. Làm một bang của Hoa Kỳ nghĩa là có tiếng nói trong chính quyền liên bang, là một trong các ông chủ của chính quyền liên bang thì ai mà không thích? Như vậy làm một tiểu bang của Mỹ không hề vong quốc, và cũng không hề bị tiêu diệt nòi giống, mà là được đứng chung cùng bang khác để hưởng sự thịnh vượng chung của một Hoa Kỳ giàu mạnh.

Nhà nước độc tài phương đông không bao giờ chịu đứng chung một cách dân chủ với nước khác. Mà đặc biệt, nước lớn bao giờ cũng mặc định mình mới là chủ của nó. Khi chưa chiếm Đại Việt, các hoàng đế Trung Hoa còn mặc định Đại Việt phải sang triều cống. Tức là trong mắt của các hoàng đế Trung Hoa, Đại Việt là thứ mọi rợ cho nên họ gọi ta là tộc man di. Nếu Trung Hoa chiếm Việt Nam thì số phận dân Việt sẽ bị diệt vong như dân tộc Chăm đã từng chịu dưới bàn tay Đại Việt. Cũng tựa như 800 năm trước,Trung Hoa đã thâu tóm Đại Lý. Giờ đây đất nước Đại Lý cũ (tức tỉnh Vân Nam ngày nay) cũng sẽ là nơi người Hán ở, còn người chủ thực sự của Đại Lý hoặc bị tiêu diệt hoặc phải tản mác khắp nơi tránh sự thanh trừng sắc tộc. Đó là bài học lịch sử, thực ra chúng ta mất nước thì nòi giống cũng sẽ bị diệt vong bởi bàn tay Tàu. Ngày nay vị trí chủ tịch Trung Quốc ngang bằng với hoàng đế Trung Hoa trước đây. Vì vậy nếu Việt Nam bị Tàu thôn tính, Việt Nam sẽ bị diệt vong. Nếu con người nhận thức sai lầm về mối nguy thì sẽ mất mạng, nếu dân tộc nhận thức không đúng mối nguy thì dân tộc đó sẽ bị diệt vong.

Ngày xưa Champa nhượng đất cho Đại Việt nhiều lần và cuối cùng bị diệt vong. Ngày nay CS cũng đang nhượng đất cho Trung Cộng và co cụm dần. Thấy 2 hình ảnh hao hao. Dân Việt không thể lùi mãi trước Tàu. Vì vậy không kéo đổ CS thì đất nước sẽ cứ trượt thẳng về con đường vong quốc và khi vong quốc thì dân tộc sẽ trượt tiếp về điểm diệt vong. Chống Tàu là phản xạ đã giúp dân tộc này vẫn còn tồn tại trước răng nanh Trung Hoa, nếu buông xuôi để thân Tàu thì kể như số phận của dân tộc dân tộc có nguy cơ bị diệt vong.

Giáo sư Đỗ Ngà

Cố GS Trần Văn Khê

0

Cố GS Trần Văn Khê: “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt?”

Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964…

Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư Trần văn Khê là người Việt. Diễn giả là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này:

“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”

Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:

“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?

Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.

Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việcngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.

Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như: “Núi cao chi lắm núi ơi; Núi che mặt trời, không thấy người yêu” hay “Đêm qua mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.

Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt

Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”

Dịch nghĩa là:

“Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”

Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.

Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.

Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của một dân tộc.

Luật sư Nguyễn Văn Đài

0

 

Kính gửi Quý vị và ACE xa gần,
TỪ NHIỀU NĂM NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA ĐÃ KHÔNG NGỪNG ĐÒI HỎI CHẾ ĐỘ CSVN PHẢI TRẢ TỰ DO CHO NHỮNG NGƯỜI DẤN THÂN, TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN VÀ DÂN CHỦ BỊ CS GIAM GIỮ NHƯ LS NGUYỄN VĂN ĐÀI. DO ÁP LỰC CỦA CHÍNH QUÝ VỊ, CỦA ACE, CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỨC VÀ NHIỀU CHÍNH TRỊ GIA, DÂN BIỂU ĐỨC, LS ĐÀI NAY ĐÃ CÓ MẶT TẠI ĐỨC.

NGÀY 24.11.2018 LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI SẼ ĐẾN STUTTGART TIÊP XÚC VỚI BÀ CON VÙNG CHÚNG TA.

Thời gian: Thứ bẩy, 24.11.2018 từ 15 giờ 30 đến 18 giờ
Đề tài: „Đàn áp nhân quyền tại Việt Nam – Hội thảo với LS Nguyễn Văn Đài“
(„Verfolgung von Menschenrechtlern in Vietnam“)
Địa điểm: Trung tâm Padua, Wollgrasweg 11, 70599 Stuttgart-Plieningen /Hohenheim
XIN MỜI QUÝ VỊ VÀ ACE ĐẾN THAM DỰ CUỘC HỘI THẢO, TẬN DỤNG CƠ HỘI HIẾM CÓ ĐỂ TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI LS ĐÀI, GẶP TẬN MẶT VÀ NGHE LS ĐÀI KỂ LẠI CUỘC TRANH ĐẤU GIAN KHỔ CỦA ÔNG.

CUỘC HỘI THẢO VỚI LS NGUYỄN VĂN ĐÀI DO DIỄN ĐÀN VIỆT NAM 21 HỢP TÁC VỚI TỔ CHỨC “VIELFALT: 0711 FÜR MENSCHENRECHTE” TỔ CHỨC TRONG KHUÔN KHỔ CHƯƠNG TRÌNH “30 NGÀY CHO NHÂN QUYỀN TỪ NGÀY 11 THÁNG 11 ĐẾN NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2018”. TRONG XUỐT 30 NGÀY NÀY, MỖI NGÀY Ở STUTTGART ĐỀU CÓ CÁC CUỘC HỘI THẢO, CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH, CÁC BUỔI ĐỌC SÁCH, SINH HOẠT VĂN NGHỆ, NGHỆ THUẬT…. LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN, TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG, THỰC THI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.

CÁCH ĐÂY ĐÚNG 70 NĂM, NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1948, LIÊN HIỆP QUỐC CÔNG BỐ TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN VÀ TỪ ĐÓ NGÀY 10.12. MỖI NĂM ĐƯỢC GỌI LÀ NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN. CUỘC HỘI THẢO VỚI LS NGUYỄN VĂN ĐÀI ĐƯỢC SẮP XẾP TRONG LỊCH TRÌNH “ 30 NGÀY CHO NHÂN QUYỀN” CỦA VIELFALT VÀO NGÀY 24.11.2018.

VIELFALT ĐÃ ĐĂNG TIN BUỔI HỘI THẢO VỚI LS N.V. ĐÀI TRONG TỜ CHƯƠNG TRÌNH (BẢN IN). ĐÍNH KÈM HÌNH CHỤP VÀ TRANG WEB

http://HTTP://0711MENSCHENRECHTE.DE/VERANSTALTUNG/VERFOLGUNG-VON-MENSCHENRECHTLERN-IN-VIETNAM/?INSTANCE_ID=101

TẠP CHÍ „LIFT DAS STUTTGARTMAGAZIN CŨNG ĐÃ PHỔ BIẾN TIN CUỘC HỘI THẢO:

http://HTTPS://WWW.LIFT-ONLINE.DE/E/VERANSTALTUNGEN/VORTRAEGE/VERFOLGUNG-VON-MENSCHENRECHTLERN-IN-VIETNAM-821523/

RIÊNG GỬI ACE STUTTGART SẼ THAM DỰ HỘI THẢO: NẾU ACE CÓ GIỜ ĐẾN SỚM MỘT CHÚT, TỪ 14:30, PHỤ GIÚP VIỆC KÊ BÀN GHẾ ĐƯỢC THÌ TỐT QUÁ. XIN CẢM ƠN ACE TRƯỚC.

KÍNH

DUONG HONG-AN

http://WWW.VIETNAM21.INFO

________________________________________________________________________________________________________

MỜI THAM DỰ

HỘI THẢO NHÂN QUYỀN VỚI LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI

THỨ BẨY NGÀY 24.11.2018 TẠI STUTTGART

TRONG THỜI GIAN QUA DƯ LUẬN QUỐC TẾ ĐÃ LƯU TÂM NHIỀU ĐẾN CÔNG CUỘC DÂN CHỦ HÓA VÀ TÌNH TRẠNG NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM. ĐẶC BIỆT GIỚI TRUYỀN THÔNG ĐỨC CŨNG ĐÃ THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ TRƯỜNG HỢP CUẢ LUẬT SƯ NGUYỂN VĂN ĐÀI, NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN NỔI TIẾNG BỊ CHẾ ĐỘ CS GIAM GIỮ NHIỀU NĂM, SAU NHỜ SỰ CAN THIỆP CUẢ CHÍNH QUYỀN ĐỨC ĐÃ ĐƯỢC TRẢ TỰ DO VÀ ĐẾN ĐỨC TỊ NẠN CHÍNH TRỊ VÀO ĐẦU THÁNG 6.2018.

NGUYỄN VĂN ĐÀI LÀ MỘT LUẬT SƯ TỪNG BẢO VỆ NHIỀU VỤ ÁN NHÂN QUYỀN VÀ TÔN GIÁO. NĂM 2007 ÔNG ĐÃ BỊ XỬ TÙ 4 NĂM VỀ TỘI “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM”, THỜI GIAN QUẢN CHẾ 4 NĂM, TỪ NGÀY 16.12.2015 LẠI BỊ BẮT GIAM VÀ ĐẾN THÁNG 4 NĂM 2018 BỊ XỬ TÙ 15 NĂM, QUẢN CHẾ 5 NĂM VỚI TỘI DANH “HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN”. ÔNG ĐÀI ĐÃ ĐƯỢC LIÊN ĐOÀN THẨM PHÁN ĐỨC TRAO GIẢI NHÂN QUYỀN 2017 TRONG LÚC ĐANG BỊ VIỆT NAM KHỞI TỐ, GIAM GIỮ. VÌ VỢ ÔNG ĐÀI BỊ CÔNG AN KHÔNG CHO XUẤT CẢNH ĐỂ NHẬN GIẢI THAY CHỒNG NÊN ÔNG VŨ QUỐC DỤNG, GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC VETO! HUMAN RIGHTS DEFENDERS’ NETWORK ĐÃ THAY MẶT ÔNG ĐÀI NHẬN GIẢI NGÀY 05.04.2017 TẠI WEIMAR VÀ TRONG TƯ CÁCH NÀY ĐÃ ĐƯỢC TỔNG THỐNG ĐỨC FRANK-WALTER STEINMEIER TIẾP KIẾN TRONG CÙNG NGÀY TẠI PHỦ TỔNG THỐNG Ở BERLIN.

NHẰM THÔNG TIN, HỖ TRỢ NHỮNG NỖ LỰC VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN VÀ TRANH ĐẤU ĐÒI LẠI TỰ DO CHO CÁC TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ LƯƠNG TÂM Ở VIỆT NAM, DIỄN ĐÀN VIỆT NAM 21 HỢP TÁC VỚI TỔ CHỨC VIELFALT (LIÊN MINH CÁC HIỆP HỘI CHÍNH TRI ̣- VĂN HOÁ – THIỆN NGUYỆN ĐỨC) SẼ TỔ CHỨC MỘT BUỔI SINH HOẠT HỘI THẢO VỚI LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI

Thời gian: Thứ bẩy, 24.11.2018 từ 15 giờ 30 đến 18 giờ
Đề tài: „Đàn áp nhân quyền tại Việt Nam – Hội thảo với LS Nguyễn Văn Đài“
(„Verfolgung von Menschenrechtlern in Vietnam“)
Địa điểm: Trung tâm Padua, Wollgrasweg 11, 70599 Stuttgart-Plieningen /Hohenheim)
CHÚNG TÔI RẤT MONG ĐƯỢC SỰ THAM DỰ CỦA QUÝ ĐỒNG HƯƠNG VÀ KÍNH NHỜ THÔNG BÁO ĐẾN CÁC THÂN HỮU VÙNG STUTTGART.

TS DƯƠNG HỒNG ÂN
ĐIỀU HỢP VIÊN „DIỄN ĐÀN VIỆT NAM 21“

http://WWW.VIETNAM21.INFO

LINK: [HƯỚNG DẪN ĐI XE ĐIỆN TỪ NHÀ GA STUTTGART ĐẾN NƠI TỔ CHỨC]

***************************************************************************************************

VIỆT NAM CÓ CÒN LÀ QUỐC GIA CÓ CHỦ QUYỀN HAY KHÔNG? VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CSVN CHO PHÉP ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ CHÍNH THỨC LƯU HÀNH TRÊN 7 TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC SẼ MANG LẠI NHỮNG HẬU QUẢ TỒI TỆ NHƯ THẾ NÀO VỀ MẶT CHỦ QUYỀN, KINH TẾ, THUẾ MÁ, TÀI CHÁNH, AN NINH QUỐC GIA, …? MỜI QUÝ BẠN THEO DÕI PHÂN TÍCH CỦA BAN BIÊN TẬP FB VIỆT TÂN TRONG CLIP DƯỚI ĐÂY. SỰ LỆ THUỘC TÀU, NGUY CƠ HÁN HÓA ĐANG LỚN DẦN CÓ LÀM CÁC BẠN BĂN KHOĂN? ĐIỀU MỈA MAI LỊCH SỬ LÀ, ĐÓ CŨNG LÀ NHỮNG TỈNH BỊ TÀN PHÁ KHỐC LIỆT NHẤT VỀ NGƯỜI VÀ VẬT CHẤT TRONG CUỘC TỔNG TẤN CÔNG CỦA 60 VẠN QUÂN TÀU VÀO NGÀY 17 THÁNG HAI, 1979. RẤT NHIỀU GIA ĐÌNH ĐÃ BỊ XÓA SỔ VĨNH VIỄN. HÀNG CHỤC NGÀN GIA ĐÌNH KHÁC VẪN CHƯA NGUÔI NGOAI NỖI ĐAU MẤT THÂN NHÂN.

NHỮNG HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA QUYẾT ĐỊNH CHO PHÉP LƯU HÀNH ĐỒNG NGUYÊN TẠI 7 TỈNH

Xuân Mậu Tuất 2018

0