Posted on Tháng Mười Hai 6, 2015 by VietnamDaily.News in Biên khảoTrần Cẩm Tường // 2 Comments

(Histoire de la culture de l’hévéa)

Nhân được đọc qua một bài viết nghiên cứu cây cao su (từ lúc còn khởi thủy thiên nhiên). Tôi xin phỏng theo (tiếng Pháp) viết tóm tắt phần nội dung về cây cao su mà Tỉnh Bình Long là nơi người dân sống gắn bó với nó hằng ngày.

Trong tìm hiểu ngọn nguồn về môi trường sống, thiết nghĩ chúng ta cũng nên biết ít nhiều về cây cao su thiên nhiên, được phân loại là cây trồng kỹ nghệ. Khai thác và chế biến từ mủ cao su đã làm thay đổi đời sống văn minh thế giới, còn là nguồn lợi lớn kinh tế cho Việt Nam qua nhiều thời đại, cũng là nguồn cảm hứng cho đồng hương Bình Long: quê hương của cao su nưôi sống người dân, tình người phát triển văn hóa địa phương qua thi ca, tác văn, hội họa…

Lần đầu tiên cao su tự nhiên đã được khai thác vào thời điểm đó

Người dân bản địa Amazon đã rút mủ từ một loại cây để làm ủng, túi đựng thuốc lá hoặc banh (quả bóng) cao su.

Cao su là tên gọi từ Quechua, được biết đến với người Maya và Aztec, họ sử dụng nó để dùng vào nhiều việc khác nhau, bao gồm cả chống thấm các loại vải.

Mủ nước cao su được biết đến từ người Âu Tây khi phát hiện ra Châu Mỹ. Columbus lưu ý kiến trong những câu chuyện du lịch của mình. Người du hành kiêm sử gia Tây Ban Nha Gonzalo Fernandez de Oviedo y Valdes (1478-1557) là người châu Âu đầu tiên mô tả những quả bóng thiên nhiên đàn hồi trước khán giả châu Âu. Năm 1615, một văn bản tiếng Tây Ban Nha liệt kê những ưu điểm của cao su, liên quan đặc biệt như thế nào mà người Châu Mỹ bản địa sử dụng nó để chống thấm nước giày của họ .

Trong thế kỷ thứ mười tám cũng có sự quan tâm đặc biệt từ các nước châu Âu khác. Năm 1732, các kỹ sư trẻ của vua François Fresneau, tình nguyện đến Cayenne, Guiana thuộc Pháp, cải tạo các công trinh khai phá. Nhà khoa học và nhà nghiên cứu này, không biết mệt mỏi, cuối cùng có một phát minh để lại sau này là “cây của xứ Ba Tây hay còn gọi là cây ống tiêm”, lôi cuốn sự chú ý bởi Viện Hàn lâm Khoa học ở Paris. Sự nghiệp của ông được kể lại trong một cuốn tiểu thuyết, “Cây kim tiêm: tiểu thuyết của François Fresneau, kỹ sư của Nhà Vua” của Jacques Berlioz-Curlet.

Sau đó, năm 1736 đến năm1747, nhà tự nhiên học người Pháp Charles Marie de La Condamine và François Fresneau của Gataudière tiến hành các nghiên cứu khoa học đầu tiên của cao su thiên nhiên tại Peru – nơi Quechua: “Que nghĩa là gỗ và chua là khóc” ( cây biết khóc). Trong chuyến đi, Charles Marie de La Condamine đã viết trên nhật ký của mình rằng người da đỏ Maipas biết làm cách như sau:

1

“Có một loại cây mọc trong các khu rừng của tỉnh Esmeraldas, người bản xứ gọi là cây hévé. Nó chảy ra, qua vết mổ trong thân cây của mình, một loại nhựa trắng như sữa; người ta nhặt mủ dưới gốc trên một miếng mỏng rồi cho tiếp xúc với ánh mặt trời. Nó co lại thành một miếng mà không còn giữ nước trong đó, khi hơ qua trên khói nghe có mùi da thuộc”

Các nhà khoa học của thế kỷ XVIII dùng cao su làm gôm tẩy hoặc sử dụng nó để làm bong bóng bay.

Năm 1770, nhà hóa học người Anh Joseph Priestley, một thành viên nổi bật của Hội Nguyệt Âm (La Lunar Society), ở thành phố Birmingham, đối mặt với nhà phát minh, nhà nghiên cứu và các nhà doanh nghiệp, cùng quan tâm đến các sản phẩm vùng nhiệt đới, khởi đầu cho nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp nước Anh

Joseph Priestley phát hiện ra rằng người ta có thể xóa các dấu mực bằng cách cọ xát chúng với cao su. Phát hiện này sẽ là nguồn nguyên liệu tẩy. Joseph Priestley đã cho nó cái tên tiếng Anh: cao su rubber (bôi tẩy ra, xóa).

Như tên của nó trong tiếng Pháp, cao su, có vẻ như xuất phát từ cachuchu từ Mỹ bản địa, “cây biết khóc”, Một chục năm sau đó, vào năm 1783, nhà hóa học người Pháp Jacques Charles – phát động cuộc thi đua với anh em nhà Montgolfier để thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên – chế ra một khinh khí cầu, bao một loại vải lụa chống thấm bằng một lớp sơn bọc cao su đắp lên.

Từ năm 1835 cao su được sử dụng để làm ủng, lốp xe và bao cao su

Đối với phần lớn thế kỷ XIX, vận chuyển trên đường đất mà không có lốp xe chịu đựng bền bỉ, làm cản trở sự vận chuyển.

Khoảng năm 1835, Charles Dietz đã phát minh ra một “xe kéo nồi hơi” mà ông đã đóng bánh xe, giữa vành gỗ và vòng thép, thêm một lớp cao su bắt dính vào .

Năm 1853, người Mỹ Hiram Hutchinson đã mua bằng sáng chế Charles Goodyear làm ủng cao su, và vào năm 1854 ông này mở nhà máy đầu tiên ở Pháp .

Mười hai năm sau, vào năm 1868, phát minh về lốp đặc, một sản phẩm cao su không bơm hơi cho xe đạp, mở rộng công việc làm ăn của ông Robert William Thomson.

Vào vào năm 1870, từ sự khởi đầu của miếng cao su tiếp tục làm tăng nhu cầu cao su; và tạo ra trong nhiều năm sau sốt cao su trong những quốc gia xung quanh Amazon.

Cam Tran (phỏng dịch)

(Trích Biên Khảo Tỉnh Bình Long)

1

Bài trướcTrần Cẩm Tường – Nhớ ngày 9 tháng 4-75 (Mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh)
Bài tiếp theoSợ rằng chúng ta quên