Vụ án có thật như sau:

Một thanh niên nông dân đi làm đồng về, thấy anh Đại đội trưởng đóng tại nhà, đang ôm ấp vợ mình. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phang một cái, Đại đội trưởng chết ngay.

Phiên tòa mở ra với ý định xử thật nghiêm khắc tội giết người và làm mờ nhạt các tình tiết khác để giữ uy tín cho bộ đội.

Chủ tọa vai chánh án là Luật sư Lê Văn Chất. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được chỉ định bào chữa cho tội phạm . Ông chỉ có ít phút gặp thân chủ của mình.

Diễn biến phiên tòa đúng như định liệu:

Anh nông dân chịu án tử hình và được phép nói lời cuối cùng. Anh nhìn Chánh tòa, nhìn Luật sư, ngập ngừng nói: “Xin phép được ôm hôn bà Chánh tòa một lần trước khi chết”.

Bị bất ngờ, Chánh tòa không kịp trấn tĩnh, đập bàn quát mắng anh nông dân rằng tội lỗi đến thế mà còn dám hỗn láo, nói liều.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói: “Thưa ông Chánh tòa, ông là người có học thức, suy nghĩ chín chắn, mà trước một câu nói không đâu của người sắp chết còn nổi giận ghê gớm như thế. Phương chi, anh nông dân nghèo ít học kia, trông thấy người đàn ông khác trong buồng vợ mình thì sự giận dữ đến mức hành động thiếu suy nghĩ là điều có hể hiểu được”.

Kết quả cuối cùng, anh nông dân được giảm án, thật ra là tha bổng vì hồi ấy tỉnh Thái Bình đâu có trại giam. Luật sư Lê Văn Chất, có người vợ trẻ, đẹp và ông này rất ghen. Biết thóp này Luật sư Tường chỉ dùng một mẹo  nhỏ nhưng bị cáo đã được cứu mạng.

Dân gian gọi vụ án đó là vụ “Nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường”.

Hôm nay ngày Luật sư Việt Nam, ôn lại chuyện này để chúc mừng các luật sư, mong các luật sư có thêm nhiều “nụ hôn” như thế nữa để bảo vệ công lý, mang lại bình yên cho cuộc sống bộn bề hôm nay.

Nguyễn văn Đài

PS: Xin nói thêm về luật Sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG, người đã lấy được 2 bằng Thạc sĩ Pháp trong khi còn rất trẻ , đến độ báo chí Pháp thời đó phải ca ngợi: „Trong 30 năm nay người bản xứ (Pháp) chưa có ai giỏi được như vậy !“

Với lòng yêu nước cao độ, ông về Việt Nam làm việc và được ông Hồ chi Minh mời tham gia chính quyền với chức vụ „cố vấn“, bằng câu nói khẩn khoản như sau: „Xin ngài giúp cho…“.

Nhưng sau khi ông TƯỜNG với lòng khảng khái ngay thẳng phê bình và đề nghị sửa sai vài khuyết điểm trong chính quyền thì ông bị hạ bệ, không còn chức tước gì nữa.

Lúc đó ông Tường không buồn và nghĩ rằng:“Thì mình hành nghề tư chức, có sao đâu“

Nhưng chuyện đời không giản dị như vậy !

Ông bị cô lập hoàn toàn. Mở phòng luật ư ? Không một thân chủ. Bà vợ thật giỏi muốn dạy học, không trường nào nhận ! Cô con gái thật giỏi và lanh lợi đi xin việc làm, không có ai nhận ! Lý do: Mọi người, mọi cơ sở đã được „rỉ tai“ thầm là: không ai được giúp người Thạc sĩ giỏi nhất nước Pháp đó ! Hắn phải chết, mà chết nhục cơ, chết đói !

Về sau bạn bè thấy bất nhẫn và thảm thương quá, liều mình ngầm giúp đỡ gia đình ông.

Ông TƯỜNG có viết sách để đời sau biết chuyện này. Ông chết ở Pháp, năm 85 tuổi.

Bài trướcNgôn ngữ và giới tính
Bài tiếp theoNhất Tiếu